Thương hiệu mạnh bắt nguồn từ gỗ sạch
Ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam hiện đang nỗ lực xây dựng hình ảnh, thương hiệu riêng trên trường quốc tế, hướng tới mục tiêu bền vững về mặt môi trường và xã hội, trong đó nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu, cũng như ý thức sử dụng gỗ hợp pháp đóng vai trò đặc biệt quan trọng, đó là một phần của Hội thảo ngành gỗ Việt Nam nói không với gỗ bất hợp pháp diễn ra vào cuối tháng 5 vừa rồi.
Ngành chế biến gỗ của Việt nam đã và đang giữ một vị trí quan trọng trên bản đồ các nước cung gỗ và sản phẩm gỗ trên thế giới. Thương hiệu gỗ Việt đã dần được hình thành và phát triển, tạo nền tảng thúc đẩy mở rộng thị trường. năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (sau đây được gọi là mặt hàng gỗ) của Việt nam đạt gần 7 tỉ USD, là trong số các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của cả nước. Các mặt hàng gỗ của Việt nam hiện đang được tiêu thụ tại nhiều thị trường, trong đó Hoa Kỳ và EU là 2 trong số các thị trường quan trọng nhất. năm 2016 kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt nam vào hai thị trường này chiếm 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành.
VÌ MỘT THƯƠNG HIỆU ĐẸP
Nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu có vai trò quan trọng đối với sự lớn mạnh của ngành gỗ, cả trên phương diện xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Bình quân mỗi năm Việt nam nhập khẩu khoảng 4-4,5 triệu m3 gỗ quy tròn, tương đương với 1,8-2 tỉ USD về kim ngạch. Gỗ nhập khẩu không chỉ đa dạng về nguồn nhập khẩu, mà còn về số lượng các loài nhập khẩu. Mỗi năm có khoảng 150-160 loài gỗ khác nhau được nhập vào Việt nam, từ trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổi. Các loài nhập khẩu bao gồm các loài gỗ rừng tự nhiên, từ các khu vực rừng nhiệt đới các loài gỗ rừng trồng và/hoặc các loài ôn đới.
Ông nguyễn Tôn Quyền đánh giá, Hoa Kỳ và EU không chỉ là thị trường quan trọng tiêu thụ các mặt hàng gỗ của Việt nam mà còn là nguồn cung gỗ nguyên liệu rất lớn cho ngành gỗ. Hàng năm, lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu vào Việt nam từ Hoa Kỳ và EU vào Việt nam từ các nguồn này lên tới trên 1 triệu m3 gỗ quy tròn, tương đương với 30-35% trong tổng lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu. Gỗ nhập khẩu từ các nguồn này được đưa vào chế biến và xuất khẩu ngược trở lại các quốc gia này ở dạng sản phẩm tinh chế. Một phần trong lượng nhập khẩu được sử dụng phục vụ tiêu dùng nội địa.
Chính phủ Việt nam và EU đã hoàn thành việc đàm phán Hiệp định đối tác tự nguyên (VPA) trong khuôn khổ của Chương trình Thực thi Luật lâm nghiệp, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT) do EU khởi xướng. Áp dụng VPA trong tương lai đòi hỏi tất cả các mặt hàng gỗ được xuất khẩu và tiêu thụ tại thị trường nội địa phải là các sản phẩm hợp pháp, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về môi trường, xã hội và kinh tế.
Điều này có nghĩa rằng các nguồn gỗ nguyên liệu có rủi ro cao, bao gồm một số nguồn từ nhập khẩu, sẽ khó có khả năng đáp ứng được các yêu cầu mới. Loại bỏ các nguồn gỗ nguyên liệu có rủi ro cao không phải chỉ là yêu cầu cấp bách, giúp xây dựng và phát triển thương hiệu và hình ảnh của ngành Gỗ Việt, duy trì ổn định thị trường xuất khẩu mà còn là đòi hỏi bắt buộc đối với toàn ngành gỗ.
Trên thực tế, trước VPA, từ năm 2013, EU đã áp dụng quy chế gỗ EUTr. Theo đó, các công ty nhập khẩu/sản xuất các mặt hàng gỗ bán tại EU phải thể hiện trách nhiệm giải trình nhằm loại bỏ gỗ bất hợp pháp ra khỏi thị trường. Vì vậy, VPA được cho là sẽ không tác động nhiều đến tình hình xuất khẩu gỗ sang EU.
VÀ BẢO VỆ LÀNG NGHỀ
Tuy nhiên, theo ông Quyền, yêu cầu sử dụng gỗ hợp pháp không hẳn đến hoàn toàn từ VPA, mà còn đến từ những lợi ích quốc gia và từ mối quan hệ thương mại với các quốc gia cung cấp gỗ nguyên liệu cho Việt nam và các quốc gia tiêu thụ các mặt hàng gỗ của Việt nam.
“Do đó, việc loại bỏ nguồn cung gỗ nguyên liệu có rủi ro cao sẽ khiến hình ảnh và thương hiệu của các doanh nghiệp gỗ Việt cạnh tranh hơn trên trường quốc tế”, ông Quyền nói và cho rằng, yêu cầu loại bỏ nguồn gỗ nguyên liệu rủi ro cao sẽ tác động đến một bộ phận các doanh nghiệp tham gia nhập khẩu gỗ nguyên liệu, các doanh nghiệp chế biến sản phẩm từ nguồn gỗ này và nhiều hộ gia đình tại các làng nghề.
Mặc dù ngành gỗ đang tiếp tục được mở rộng, hội nhập thị trường quốc tế luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là đối với các mặt hàng xuất khẩu. Một trong những rủi ro vô cùng lớn mà ngành gỗ hiện đang phải đối mặt là sự pha trộn các nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu được coi là có rủi ro cao, thường là gỗ có nguồn gốc từ một số quốc gia Tiểu vùng sông Mê Kông và Châu Phi với các nguồn gỗ nguyên liệu sạch, được nhập khẩu từ các quốc gia như Hoa Kỳ và EU. Mặc dù chuỗi cung sử dụng nguồn nguyên liệu từ các nguồn này khác nhau, sử dụng nguồn cung gỗ nguyên liệu có rủi ro có tác động tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh của ngành gỗ Việt trên thị trường quốc tế.
Theo chuyên gia Tô Xuân Phúc, việc các Dn ngành gỗ nói “không” với gỗ bất hợp pháp không chỉ là yêu cầu cấp bách, giúp xây dựng và phát triển thương hiệu và hình ảnh của ngành Gỗ Việt, duy trì ổn định thị trường xuất khẩu mà còn là đòi hỏi bắt buộc đối với toàn ngành gỗ bởi khi áp dụng VPA trong tương lai đòi hỏi tất cả các mặt hàng gỗ được xuất khẩu và tiêu thụ tại thị trường nội địa phải là các sản phẩm hợp pháp, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về môi trường, xã hội và kinh tế.
Tuy nhiên, ông Phúc lưu ý, việc này sẽ tác động đến một bộ phận các Dn tham gia nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ gỗ, các Dn chế biến sản phẩm từ nguồn gỗ này xuất khẩu sang Trung Quốc và nhiều hộ gia đình tại các làng nghề.
“Giảm thiểu tác động, đặc biệt là các tác động đến các làng nghề cần là ưu tiên của các cơ quan quản lý và các Dn ngành gỗ. Chuyển đổi nguồn gỗ nguyên liệu tại các làng nghề đang diễn ra mạnh mẽ, từ các nguồn nguyên liệu rủi ro cao sang các nguồn nguyên liệu thay thế, thân thiện với môi trường và xã hội, do vậy cần có những khảo sát để tìm ra các nguyên nhân, thuận lợi và khó khăn của các hộ trong quá trình chuyển đổi. Chính phủ cần có những ưu tiên, hỗ trợ các làng nghề nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang việc sử dụng các nguồn gỗ nguyên liệu ‘sạch’ hơn…”- ông Phúc khuyến cáo.
Trong thời gian qua, công ty TAVICo với các hộ làng nghề Hố nai và Hữu Bằng đã liên kết với nhau để chuyển đổi làng nghề gỗ truyền thống theo hướng bền vững hơn, tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao, được thị trường chấp nhận “Bài học và kinh nghiệm từ các mô hình này cần được đúc kết và nhân rộng trong tương lai. Điều này không chỉ là trách nhiệm của cộng đồng Dn mà còn đòi hỏi vai trò thúc đẩy rất lớn của nhà nước, đặc biệt trong việc tạo ra các cơ chế thông thoáng nhằm kết nối Dn và làng nghề trong tương lai…”- Chuyên gia Tô Xuân Phúc khuyến cáo.
GỖ VIỆT số 90
TRẦN TOẢN
- Ý kiến chuyên gia: Lòng tin tạo ra hiệu quả
- Liên kết trong ngành gỗ: Tìm lời giải thích hợp cho từng doanh nghiệp
- Xóa mọi rào cản: Để kinh tế tư nhân phát triển
- Bình Dương: Chờ bước đột phá mới
- Liên kết là hướng phát triển tốt nhất
- Mô hình liên kết IKEA: Sáng tạo tạo bền vững
- Năm 2017: Tín hiệu đáng mừng cho sản phẩm gỗ
- Tấn công thị trường nội địa: Chiến lược phục vụ người tiêu dùng
- BloomBerg: Kinh tế Việt Nam hướng đến láng giềng khi Mỹ rút khỏi TPP
- Xuất khẩu gỗ Việt Nam năm 2017: Dự báo mức tăng trưởng chậm lại
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu