Ý kiến chuyên gia: Lòng tin tạo ra hiệu quả

04/06/2017 16:37
Ý kiến chuyên gia:  Lòng tin tạo ra hiệu quả

Để việc liên kết trong ngành gỗ đạt hiệu quả cao, theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam cần có 3 yếu tố để thành công, đầu tieen là có đầu mối sáng lập, có tiềm lực để liên kết. Thứ hai là các bên tham gia tự nguyện, cùng có lợi. Và cuối cùng là có chính sách khuyến khích hỗ trợ của nhà nước. Dưới đây là ý kiến của các chuyên gia và các doanh nghiệp tại Diễn đàn doanh nghiệp, kết nối vì mục tiêu phát triển bền vững của ngành gỗ, về các hình thức liên kết đang được đẩy mạnh ở Việt Nam hiện nay.

Vai trò của Nhà nước và Hiệp hội 

Chúng tôi đã tổ chức mô hình (liên kết giữa các công ty) để kết nối: Nhà phân phối nguyên liệu – Nhà sản xuất – Nhà phân phối nội thất. Đầu tiên, chúng tôi tổ chức hội thảo để cho các bên có thể ngồi lại trao đổi ý tưởng này. Trước tiên, để các liên kết thành công, tôi thiết nghĩ các DN nên có cùng chí hướng, cùng mục tiêu. Nếu mỗi người nghĩ một kiểu thì liên kết sẽ không đến đâu cả. Tiếp theo đó, để liên kết trở nên bền vững, các DN cần ngồi với nhau để chia ra, coi mạnh đến đâu trong chuỗi giá trị. Nếu không bàn bạc kĩ thì các giá trị sẽ đối đầu với nhau. 
Để số lượng các DN liên kết vượt ra ngoài con số 2 thì vai trò của hiệp hội và nhà nước là rất cần thiết. Vì hiệp hội có vai trò như một huấn luyện viên để tìm ra các cầu thủ thích hợp chơi với nhau. Còn, Nhà nước thì giống như đơn vị tổ chức giải đấu, tìm cách phân chia & tìm hiểu thị trường, tập trung người chơi, tạo sân chơi giữa ngành gỗ Việt với nước ngoài, tìm ra những điểm mạnh của mình để phát triển chỗ đó. Tóm lại, liên kết thành công cần DN, hiệp hội, cơ quan nhà nước phối hợp với nhau. mạnh ai nấy chạy, thì không có đường đi chung.
Sự cộng hưởng của tiềm lực ​

Theo tôi, bản chất của liên kết là sự cộng hưởng về lực để tạo ra những thành công rất lớn như ông cha ta đã có. Thứ nhất: Đó là liên kết về Nguyên liệu – Chế biến – Thị trường: Doanh số xuất khẩu liên tục tăng trưởng, tuy nhiên có những DN đạt đỉnh rất cao nhưng vẫn phá sản như thường. Điều này đồng nghĩa họ đã phát triển không bền vững. Thứ hai, liên kết giữa nội bộ ngành. hiện tại, DN Việt còn yếu, nhỏ nên nếu không liên kết thì không cạnh tranh được. Sở dĩ chúng ta chưa làm được vì chúng ta chưa thực sự hiểu mức độ cần thiết của việc liên kết. Vai trò của hội làm sao có nơi để gần gũi nhau, chia sẻ hơn, có thể thông qua các cụm công nghiệp và khu công nghiệp. Thêm nữa, chúng tôi là người làm CBG chứ không phải là khu công nghiệp, nên rất mong có sự hỗ trợ từ nhà nước để liên kết nhanh nhất.
Niềm tin tạo sợi dây liên kết 

Theo tôi vấn đề tổ chức lại chuỗi giá trị làm sao ổn định giá cả, nguyên liệu đầu vào là rất quan trọng. Như mô hình liên kết mà công ty đang thực hiện với các hộ trồng rừng để thực hiện chứng chỉ FSC (cùng với IKEa) dù không mới, nhưng khó nhất là tạo niềm tin để liên kết. Thêm nữa, chuỗi liên kết này còn thêm giá trị nữa. Từ vùng nguyên liệu như vậy chúng tôi tạo ra một số cơ sở chế biến cưa xẻ và đầu tư cho họ dây chuyền sản xuất hiệu quả, hỗ trợ sấy. Bước kế tiếp, hỗ trợ bước cao hơn nữa là bào. Tất cả chuyện đó làm được thì giảm giá thành rất nhiều đối với công ty tôi. Điều này làm giảm giá thành và đôi bên cùng có lợi hết, giúp cho chúng tôi bán được nhiều hơn và duy trì sự ổn định, bán được nhiều hơn thì cải tiến được nhiều hơn.

Cần sự bền vững và dài lâu 
Vấn đề liên kết giữa doanh nghiệp chế biến gỗ với các hộ trồng rừng, có phải là mối liên kết bình đẳng và thực chất không là một trong những vấn đề cần được quan tâm. Liệu các DN có ứng xử với hộ trồng rừng/người nông dân theo cách họ là người quan trọng nhất hay không hay là theo cách kiếm lợi cho công ty mình. Liên kết giữa người trồng rừng/người nông dân với doanh nghiệp cần phải lâu dài và bền vững. Người dân, hộ trồng rừng khó khăn còn DN muốn có nguồn gỗ ổn định, không dự trữ gỗ ở kho mà dự trữ gỗ ở rừng thì DN mất thời gian và chăm sóc. DN có 1 phần vốn rồi, nên có quỹ lợi nhuận, có thể đầu tư vào việc này. Nó không dễ, nhưng có thể bắt đầu từ việc nhỏ như trích phần lợi nhuận nhỏ để hỗ trợ trồng rừng làm chứng chỉ FSC.
Chia sẻ lợi nhuận để phát triển ​

Chúng ta nhận thấy rõ sự cần thiết của việc liên kết xuất phát ở chỗ nguyên liệu trong nước chiếm đến 60, 70% cung cấp cho ngành chế biến gỗ. Gần đây, nổi lên vai trò của người trồng rừng, cho nên chúng ta thấy sự phát triển ngành chế biến gỗ là đồng bộ từ trồng rừng, cung ứng, chế biến. Trong liên kết chúng ta đưa ra có 2 mục tiêu liên kết để ổn định nguyên liệu với giá rẻ hay là liên kết để giảm chi phí trong quá trình sản xuất, phân công lao động, để chuyên môn hóa đầu tư. Tôi cho rằng, một số vấn đề như thiếu sự tin cậy lẫn nhau, tâm lý về chia sẻ lợi nhuận, việc chủ động nguồn nguyên liệu, hay các đơn hàng dài hạn đang là lực cản cho quá trình liên kết thành công. 
Làng nghề và doanh nghiệp là nền tảng
 
Tôi cho rằng liên kết quan trọng nhất là giữa DN và làng nghề truyền thống. Nếu Việt Nam kí kết thành công toàn bộ FLEGT, toàn bộ sản phẩm gỗ ở thị trường nội địa và xuất khẩu phải đảm bảo là gỗ hợp pháp. Nhưng nếu ta nhắc đến làng nghề truyền thống ngoài Bắc, hầu hết các nguyên liệu gỗ đưa vào là không hợp pháp. Nếu FLEGT thành công thì các làng nghề truyền thống ở ngoài Bắc không có cơ hội phát triển. Vậy làm gì với các mô hình làng nghề. Tôi nhận ra mô hình của TaVICO phối hợp với làng nghề ở hố Nai là một mô hình đáng học hỏi vì vấn đề cung nguyên liệu hợp pháp, sử dụng các kênh truyền thống để tiếp cận thị trường nội địa. Chúng ta đang lãng quên thị trường nội địa, và tôi nghĩ con số tiêu thụ còn hơn 2 tỉ uSD như chúng ta đã biết. Chủ tịch hiệp hội DN Thái Lan có nhắc đến là đừng so sánh giá trị xuất khẩu 3 tỉ của Thái Lan hay 7 tỉ của Việt Nam, mà hãy nhìn vào giá trị gia tăng thị trường nội địa, lãi suất cao, ổn định hơn, không phụ thuộc vào người bán hàng. Việt Nam cần nhìn nhận lại thị trường nội địa 90 triệu dân này. 
GỖ VIỆT số 89
VŨ HUY