BIFA tăng tốc cuối năm
Hiệp hội chế biến gỗ tỉnh Bình Dương(BIFA) có hơn 150 hội viên, được mệnh danh là “thủ phủ gỗ” của cả nước đang có những bước tăng tốc trong kế hoạch xuất khẩu gỗ năm 2016. Đại diện BIFA cho biết, với đà tăng trưởng bình quân mỗi tháng trên 18%, kế hoạch xuất khẩu của BIFA nhiều khả năng vượt mức
GỖ TĂNG TRƯỞNG KHÁ
Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, với đà tăng trưởng như hiện nay, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ năm 2016 có thể đạt 7,1 tỉ USD. Như vậy cột mốc đạt kim ngạch xuất khẩu mà kế hoạch từ đầu năm đặt ra sẽ đạt được.
Cùng chung vui với ngành gỗ cả nước, BiFA cũng đã có những đóng góp tích cực. Ông Lưu Phước LộcPCT BiFA cho biết, tính tới thời điểm hiện tại BiFA chưa ghi nhận được trường hợp doanh nghiệp nào “đói” đơn hàng, bởi tất cả đều phải tăng năng suất phục vụ các đơn hàng cuối năm. Thời điểm tháng 9/2016, chỉ số xuất khẩu gỗ giảm nhẹ trên phạm vi cả nước, nhưng sau đó hồi phục nhanh chóng, hiện tại các DN gỗ Bình Dương đang tăng tốc hoàn thành đơn đặt hàng trong năm 2016 và có chuẩn bị tích cực cho những đơn hàng trong năm 2017, đó là tín hiệu vui cho các doanh nghiệp sản xuất gỗ của Bình Dương.
Trái với lo lắng sự kiện nước Anh rời EU sẽ ảnh hưởng tới ngành gỗ trong nước. Các doanh nghiệp Bình Dương khẳng định EU vẫn là thị trường đầy tiềm năng sau Mỹ, Nhật, Trung Quốc… Nhiều doanh nghiệp dự đoán sức tiêu thụ gỗ vả sản phẩm gỗ còn sẽ tăng trưởng mạnh hơn sau khi Hiệp định thương mại VN-EU có hiệu lực. Hiện nay, trung bình Việt Nam xuất khẩu sang EU khoảng 700-800 triệu USD/năm thì có thể tăng lên 1 tỉ, thậm chí 2 tỉ USD/năm. EU tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ lên tới 90 tỷ USD/năm nên thị trường còn rất rộng mở.
CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP
BiFA chia sẻ, ngay khi có chủ trương về đàm phán hiệp định, các doanh nghiệp đã khá chủ động tìm hiểu. Thậm chí, hiện nay nhiều doanh nghiệp đã ban hành quy trình quản lý gỗ, quy trình mua nguyên liệu hay quy trình chế biến gỗ… hướng dẫn chi tiết ngay tại các nhà máy. Sự chủ động này bắt nguồn từ việc, từ vài năm trước, doanh nghiệp gỗ Việt Nam muốn xuất khẩu vào EU đã phải thực thi trách nhiệm giải trình về nguồn gốc gỗ nên DN có sự tìm hiểu, am hiểu rõ hơn bởi không hiểu thì không xuất khẩu được.
Ngoài ra BiFA còn thường xuyên tổ chức các hội viên tham gia các hội chợ, các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, bên cạnh đó là việc tham quan học hỏi tại các nước có trình độ sản xuất gỗ công nghệ cao để tăng năng lực cạnh tranh cho các hội viên khi tham gia thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, Nhật Bản, EU…
Trong năm 2016 BiFA đang nỗ lực kết nạp thêm nhiều hội viên hơn nữa, ngoài các DN trực tiếp sản xuất và xuất khẩu còn có các hội viên là các doanh nghiệp liên quan đến việc cung cấp nguyên vật liệu gỗ và phụ trợ cho ngành gỗ của cả tỉnh Bình Dương. Theo ông Huỳnh Quanh Thanh - Chủ tịch BiFA - việc đa dạng thành viên tham gia hiệp hội chính là bước đi có tầm rất quan trọng, bởi xu thế chung các DN buộc phải tính bài toán hợp tác,liên kết để tăng năng lực tài chính, khoa học kỹ thuật, công nghệ áp dụng vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Mới đây Cơ quan Hợp tác Phát triển Đức cử cán bộ kỹ thuật có trách nhiệm phối hợp với Trung Tâm ENERTEAM và Hiệp hội chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BiFA) đã gặp gỡ và làm việc với 12 doanh nghiệp trên địa bàn Bình Dương trong tháng 8 vừa qua. Sau hơn 6 ngày làm việc tại 12 doanh nghiệp: Công ty TNHH Hiệp Long, Công ty CP CBG Đức Thành, Công ty CP Cao Su Trường Phát, Công ty CP Kỹ Nghệ Long Việt, Công ty TNHH Thiết Đan, Công ty TNHH Đồ Gỗ Nguyễn Ngọc, Công ty CP Gỗ Minh Dương, Công ty TNHH Nhật Tường, Công ty TNHH Ván Ép Cơ Khí XD Nhật Nam, ...
Đoàn đã tập trung phân tích các hệ thống phụ trợ tại các doanh nghiệp, cụ thể là hệ thống chiếu sáng, hệ thống khí nén, hệ thống hút bụi, ... chuyển đổi các máy công cụ cầm tay sử dụng khí nén sang sử dụng điện, đưa ra các giải pháp khuyến cáo để doanh nghiệp cải thiện nâng cao hiệu suất, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả mang lại thêm nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Liêm - Công ty cổ phần Lâm Việt-Thị xã Tân Uyên cho biết, hiện Lâm Việt cũng như một số DN khác của Bình Dương đang tích cực đi tham khảo công nghệ sản xuất mới tại một số nước trong khu vực để kịp thời nâng cấp hệ thống sản xuất hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế để đủ sức cạnh với các đối thủ khi tham gia thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó nhiều DN cũng đang chủ động mời các chuyên gia quốc tế, am hiểu văn hóa, nhu cầu của khách hàng tại các nước nhập khẩu sản phẩm để thiết kế sản phẩm phù hợp với thẩm mỹ, văn hóa của các đối tác...
GỖ VIỆT số 85
PHÙNG HIẾU
- Doanh nghiệp gỗ ở Bình Định: Đã sẵn sàng thực thi FLEGT
- BIFA nỗ lực mở rộng thị trường
- NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNHTRANH NGÀNH GỖ: Đi tìm giải pháp xứng tầm
- Không gian chính sách: Điểm tựa của doanh nghiệp Việt Nam
- Hội thảo ngành công nghiệp chế biến gỗ mở rộng cơ hội xuất khẩu: Đón xu hướng nhờ dữ liệu
- Đồ gỗ gia dụng: Hạn chế rủi ro từ nguồn gỗ nguyên liệu
- Liên kết chuỗi sản phẩm: Trọng tâm phát triển trong tương lai
- Phát triển rừng trồng gỗ lớn: Bắt đầu từ nguồn giống tốt
- Nguyên liệu xuất khẩu: Giống cây quyết định khả năng phát triển
- Tác động của Brexit đến ngành gỗ của Việt Nam: Chủ động ứng phó với Brexit
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu