Không gian chính sách: Điểm tựa của doanh nghiệp Việt Nam
Với các chuyên gia kinh tế, không gian chính sách là những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong nước để phát triển kinh doanh. Việt Nam ký các cam kết thương mại quốc tế thì không gian này bị hạn chế đi rất nhiều, vì thế những biện pháp còn lại có thể sử dụng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước không còn nhiều. Và đó là một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp mong muốn được giải đáp.
Theo phân tích của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, hiện nay không gian chính sách hỗ trợ cho các ngành sản xuất không còn nhiều. Do đó, không thể bảo hộ các ngành công nghiệp bằng thuế nhập khẩu, bằng trợ cấp xuất khẩu hay những biện pháp trợ cấp cá biệt…Tuy nhiên đối với ngành sản xuất hàng công nghiệp vẫn có thể sử dụng công cụ bảo hộ nhất định như các biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, bảo vệ bằng hàng rào kỹ thuật áp dụng chung cho các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nhập khẩu.
Việt Nam vừa hoàn tất đàm phán và ký một loạt Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới quan trọng, việc tìm kiếm các chính sách hỗ trợ phù hợp với các cam kết, có hiệu quả thực chất, tạo điều kiện để các ngành kinh tế trong nước tận dụng các cơ hội thị trường, cạnh tranh được với các đối tác mạnh từ bên ngoài, bảo đảm những lợi ích cốt lõi của Việt Nam trong hội nhập… là rất quan trọng.
Trong đó với ngành gỗ, ngành sản xuất và chế biến xuất khẩu gỗ cũng như các ngành công nghiệp khác là nhóm có không gian chính sách bị thu hẹp nhất. Theo bà Nguyễn Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập cho biết. Việt Nam không thể bảo vệ ngành gỗ bằng thuế nhập khẩu hay các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu, biên pháp đầu tư ưu tiên. Tuy nhiên, vẫn có thể bảo hộ bằng những biện pháp nhất định như chống bán phá giá, chống trợ cấp và những biện pháp được phép khác.
Đặc biệt, đây phải là vấn đề mang tính cấp bách, khi ngành gỗ của Việt Nam phải đối mặt với không ít rủi ro như tính hợp pháp của nguồn gỗ nguyên liệu khi buôn bán các sản phẩm gỗ trái phép ở nhiều nước có thể bị coi là phạm pháp, thiếu hệ thống kiểm soát chuỗi cung hiệu quả hay vấn đề sử dụng lao động.
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, các cơ quan quản lý nhà nước rất cần hoạch định cụ thể, cần có các cam kết mới, nghiên cứu sâu trong từng lĩnh vực cụ thể, cần cho cả Chính phủ và DN. Hiện cơ quan nhà nước cũng còn chưa hiểu biết đầy đủ, khi doanh nghiệp đề xuất, công chức các Bộ rất lúng túng chọn lựa câu trả lời đúng, vì họ đã hiểu sai hoặc không nắm bắt hết các vấn đề.
Ông Tô Xuân Phúc - chuyên gia trong lĩnh vực gỗ của tổ chức Forest trend Hoa Kỳ cho rằng, hiện nay liên quan đến việc giảm các rủi ro, Chính phủ có một số chính sách, tuy nhiên vẫn còn tương đối nhiều lỗ hổng như, tính pháp lý về nguồn gốc gỗ nguyên liệu chưa rõ ràng. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nắm bắt được những yêu cầu cụ thể về thị trường xuất khẩu, tính pháp lý nguồn gốc gỗ nguyên liệu, quy định về sử dụng lao động, quy định liên quan đến hóa chất sử dụng trong sản phẩm...
Nhằm giảm thiểu rủi ro của ngành chế biến xuất khẩu gỗ trong hội nhập, ông Phúc gợi ý một số biện pháp đòi hỏi nỗ lực của tất cả các bên liên quan. Trong đó, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định của Việt Nam, tăng cường trách nhiệm giải trình, tìm hiểu thông tin thị trường xuất khẩu một cách chủ động. Hiệp hội Gỗ và Lâm sản phải là đầu mối thông tin, đặc biệt thông tin xác định rủi ro và kiến nghị các biện pháp cần thiết đối với doanh nghiệp và cơ quan quản lý.
Ông cũng kiến nghị Bộ Công thương phải hỗ trợ hiệp hội nhằm hình thành đầu mối cập nhật thông tin về các quy định của thị trường (sử dụng kênh tham tán thương mại, xúc tiến thương mại, tiếp cận/dịch các thông tin/chính sách có liên quan và chia sẻ rộng rãi với cộng đồng doanh nghiệp).
GỖ VIỆT số 83
CẨM LÊ
- Hội thảo ngành công nghiệp chế biến gỗ mở rộng cơ hội xuất khẩu: Đón xu hướng nhờ dữ liệu
- Đồ gỗ gia dụng: Hạn chế rủi ro từ nguồn gỗ nguyên liệu
- Liên kết chuỗi sản phẩm: Trọng tâm phát triển trong tương lai
- Phát triển rừng trồng gỗ lớn: Bắt đầu từ nguồn giống tốt
- Nguyên liệu xuất khẩu: Giống cây quyết định khả năng phát triển
- Tác động của Brexit đến ngành gỗ của Việt Nam: Chủ động ứng phó với Brexit
- Cần phát triển bền vững
- Giải bài toán dăm gỗ
- Việt Nam xuất khẩu dăm gỗ: Những thách thức mới
- Nhập gỗ nguyên liệu từ các nước tiểu vùng sông Mê Kông: Thận trọng và tránh rủi ro
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu