Đồ gỗ gia dụng: Hạn chế rủi ro từ nguồn gỗ nguyên liệu
Dù ngành công nghiệp gỗ đang cố gắng đẩy mạnh việc sản xuất gỗ xuất khẩu có nguồn gốc hợp pháp, nhưng đối với nhu cầu tiêu thụ gỗ của hộ gia đình sản xuất đơn lẻ ở Việt Nam, đó lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.
Thực tế, kết quả khảo sát 112 hộ sản xuất đồ gỗ ở Nghệ An, Bình Định, Kon Tum mới đây cho thấy còn có một tỷ lệ không nhỏ số hộ thiếu biên bản xác nhận dấu búa kiểm lâm, thiếu hoá thiếu bảng kê lâm sản. Điều này cho thấy, cần phải nâng cao nhận thức về sự tuân thủ các quy định về nguồn gốc gỗ cho hộ gia đình.
Một kết quả khảo sát khác tại Nghệ An, Bình Định, Kon Tum cho thấy, 49% chủ hộ hiểu biết về yêu cầu đối với giấy tờ chứng minh gỗ hợp pháp. Bởi các hộ sản xuất gia đình thường có năng lực và quy mô sản xuất nhỏ, vốn ít, không có kho chứa nguyên liệu…
Hiện, không có số liệu thống kê chính thức về lượng gỗ nguyên liệu tiêu thụ tại các hộ sản xuất gia đình do họ không thường xuyên ghi chép sổ sách và cũng bởi tính chất “nhạy cảm” của gỗ rừng tự nhiên nhưng với khoảng vài chục ngàn hộ gia đình tham gia vào hoạt động sản xuất đồ gỗ, việc kiểm soát gỗ hợp pháp vẫn còn khó khăn.
Ông Nghiêm Vũ Khải, Phó Chủ tịch Liên hiệp hội Việt Nam cho rằng, để hỗ trợ các hộ sản xuất quy mô nhỏ thích nghi và phát triển trong bối cảnh Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại quốc tế về gỗ, chúng ta cần phải có một số giải pháp đồng bộ để tăng cường khả năng tuân thủ gỗ hợp pháp.
Thứ nhất, cần tập trung giải quyết vấn đề gỗ trôi nổi được sử dụng làm nguyên liệu trong các cơ sở chế biến hộ gia đình. Chính quyền địa phương cần giám sát và có chế tài xử phạt nghiêm minh các trường hợp mua, bán, vận chuyển, chế biến gỗ trôi nổi không có giấy tờ hợp pháp được khai thác trộm từ các khu rừng tự nhiên trong nước hoặc vận chuyển trái phép theo đường tiêu ngạch.
Thứ hai, chính quyền địa phương cần hỗ trợ nhóm hộ chế biến tiếp cận nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp bằng cách xây dựng mô hình tổ nhóm sản xuất hoặc cao hơn là ban quản lý làng nghề. Ban quản lý này có nhiệm vụ điều tiết nguồn nguyên liệu gỗ đầu vào, quản lý kho lưu trữ, tiếp cận thị trường đầu ra cũng như tư vấn hỗ trợ về giấy tờ gỗ hợp pháp. Khi hoạt động ở quy mô tập thể, các hộ chế biến có cơ hội tiếp cận nguồn gỗ hợp pháp thông qua đại diện là ban quản lý.
Thứ ba, Nhà nước khi cấp phép kinh doanh cho các cơ sở sản xuất phải kèm theo điều kiện bắt buộc là cam kết chịu trách nhiệm về nguồn gốc gỗ nguyên liệu hợp pháp. Hơn nữa, cần có cơ chế phối hợp giám sát giữa cơ quan chức năng địa phương và cộng đồng dân sự, khi mà cơ quan chức năng không đủ nguồn lực để giám sát.
Về lâu dài, Nhà nước cần có chiến lực phù hợp để tăng cường năng lực thực thi luật pháp ở cấp địa phương. Xây dựng đội ngũ kiểm lâm viên đảm bảo về số lượng và chất lượng, trang thiết bị, cơ chế lương thưởng để họ hoàn thành tốt công việc bảo vệ, phát triển rừng và đảm bảo kiểm soát chuỗi cung ứng gỗ hợp pháp. Chính phủ cần đề ra các chiến lược bảo vệ phát triển rừng, cũng như mục tiêu tăng trưởng thương mại gỗ để phát triển ngành gỗ Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
GỖ VIỆT số 82
HỒNG MINH
- Liên kết chuỗi sản phẩm: Trọng tâm phát triển trong tương lai
- Phát triển rừng trồng gỗ lớn: Bắt đầu từ nguồn giống tốt
- Nguyên liệu xuất khẩu: Giống cây quyết định khả năng phát triển
- Tác động của Brexit đến ngành gỗ của Việt Nam: Chủ động ứng phó với Brexit
- Cần phát triển bền vững
- Giải bài toán dăm gỗ
- Việt Nam xuất khẩu dăm gỗ: Những thách thức mới
- Nhập gỗ nguyên liệu từ các nước tiểu vùng sông Mê Kông: Thận trọng và tránh rủi ro
- Tận dụng TPP để xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Mỹ: Tự kiểm soát tính pháp lý
- Phiên đàm phán cấp cao lần thứ 6 giữa Việt Nam và EU về VPA/FLEGT: Đạt bước tiến quan trọng về các vấn đề chính
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh