Liên kết chuỗi sản phẩm: Trọng tâm phát triển trong tương lai
Chiến lược phát triển của ngành gỗ là giảm dần tỉ trọng gỗ nhập khẩu thông qua việc đẩy mạnh nguồn cung trong nước, đặc biệt từ rừng trồng, tạo nguyên liệu cho ngành chế biến đồ gỗ. Và một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là tạo ra mô hình liên kết theo chuỗi sản phẩm lâm nghiệp, để tối ưu hóa lợi nhuận các bên.
Công ty CP Lâm sản Nam Định (Nafoco), một trong những đơn vị đầu tiên liên kết với người trồng rừng và đã gặt hái được những thành công trong vài năm qua. Không chỉ vậy, việc hợp tác với nhà sản xuất đồ gỗ hàng đầu thế giới IKEA đã mang đến sự phát triển lớn cho doanh nghiệp suốt thời gian này.
KINH NGHIỆM TỪ NAFOCO
Theo ông Bùi Đức Thuyên - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc - Công ty CP Lâm sản Nam Định, sau khi cổ phần hóa thành công, công ty bắt đầu giao thương với IKEA sản xuất đồ gỗ xuất khẩu từ năm 2007, và đến nay đạt được giá trị trên 36 triệu USD. Không chỉ thế, công ty và IKEA có cam kết trong thời gian 3 năm tới sẽ tăng giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ tăng lên 50 triệu USD, nhưng với điều kiện không tăng lao động và không mở rộng nhà máy.
Để đạt được giá trị trên, công ty bắt đầu thay đổi công nghệ sản xuất và năng suất cao và phải có sự sắp xếp để tăng năng xuất lao động từ 18.000 USD/1 lao động lên tới mức tối thiểu là 36.000 USD/1 lao động. Không chỉ thế, công ty còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn của IKEA là đảm bảo sử dụng gỗ nguyên liệu có 100% FSC. Chính vì lí do này, Nafoco phải bắt tay liên kết với người trồng rừng để có được nguồn gốc gỗ hợp pháp, theo tiêu chuẩn của FSC. Hiện tại, công ty đã giao kết với những người trồng rừng ở Yên Bình, Yên Bái hay ở các huyện tỉnh Hòa Bình.
Theo ông Thuyên, liên kết với người trồng rừng theo yêu cầu của IKEA có rất nhiều cái lợi. Đầu tiên, họ đánh giá chặt chẽ chất lượng rừng, đảm bảo tiêu thụ hàng hóa tốt, cũng như có thể có những hỗ trợ hợp lý khác. Thứ hai, công ty có thể yên tâm sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế, khi có được nguồn gỗ nguyên liệu hợp pháp và ổn định trong nhiều năm. Thứ ba, về đầu ra sản phẩm, Nafoco sản xuất theo đơn đặt hàng 100% cho IKEA, điều đó mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
HỢP TÁC NHƯ THẾ NÀO
Theo các chuyên gia, để mô hình hợp tác giữa nhà sản xuất, người trồng rừng và nhà tiêu thụ thành công, đầu tiên phải có chiến lược cụ thể và bền vững, có sự quản lý và hỗ trợ từ chính sách của các cơ quan quản lý. Đề cao trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc liên kết theo chuỗi này, họ cần phải cam kết cụ thể với người trồng rừng về đầu ra của nguyên liệu, đầu tư cho các hộ trồng rừng về tài chính, cây giống..
Lấy ví dụ, Nafoco đã nhờ sự trợ giúp của các Sở nông nghiệp tại các tỉnh như Thanh Hóa, Yên Bái về phát triền rừng nguyên liệu có chứng chỉ FSC, cũng như yêu cầu các hộ trồng rừng có sự cam kết phát triển bền vững. Đồng thời, công ty cũng đảm bảo sẽ thu mua toàn bộ nguyên liệu hợp pháp, có chứng chỉ FSC, mua với giá cao hơn 10% nếu đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng và chứng chỉ.
Và vì người trồng rừng gặp nhiều khó khăn trong quá trình trồng rừng, dẫn đến khó khăn trong việc đánh giá chứng chỉ FSC gặp nhiều vấn đề. Do vậy, công ty luôn hỗ trợ về tài chính kịp thời để hộ trồng rừng có điều kiện chăm sóc cây nguyên liệu tốt hơn, cũng như duy trì được các yêu cầu về chứng chỉ FSC.
GỖ VIỆT số 82
NAM ANH
- Phát triển rừng trồng gỗ lớn: Bắt đầu từ nguồn giống tốt
- Nguyên liệu xuất khẩu: Giống cây quyết định khả năng phát triển
- Tác động của Brexit đến ngành gỗ của Việt Nam: Chủ động ứng phó với Brexit
- Cần phát triển bền vững
- Giải bài toán dăm gỗ
- Việt Nam xuất khẩu dăm gỗ: Những thách thức mới
- Nhập gỗ nguyên liệu từ các nước tiểu vùng sông Mê Kông: Thận trọng và tránh rủi ro
- Tận dụng TPP để xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Mỹ: Tự kiểm soát tính pháp lý
- Phiên đàm phán cấp cao lần thứ 6 giữa Việt Nam và EU về VPA/FLEGT: Đạt bước tiến quan trọng về các vấn đề chính
- Nhân lực ngành gỗ: Cần nhiều trí tuệ và sự sáng tạo
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh