Hội thảo ngành công nghiệp chế biến gỗ mở rộng cơ hội xuất khẩu: Đón xu hướng nhờ dữ liệu
Xây dựng bộ dữ liệu về nguyên liệu gỗ quốc tế để biết được thương mại gỗ Việt Nam với các nước trên thế giới là bao nhiêu, đó là một trong những trăn trở lớn của những người có tâm huyết với ngành gỗ Việt Nam.
Trong những năm gần đây, lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu của Việt Nam rất đa dạng với khối lượng lên tới 4,5 triệu m3 và trên dưới 170 loài. Và có những vấn đề cần quan tâm như có sự biến động lớn về loài và tụt giảm nghiêm trọng về số lượng, chủng loại các loài gỗ quý. Có sự chuyển dịch cơ cấu từ nguồn các loài có rủi ro cao sang các nguồn và loài có rủi ro thấp (giảm nguồn cung từ vùng Sông mê Kông). Nhưng đây cũng là khó khăn cho cơ quan chức năng kiểm soát tính hợp pháp của gỗ vì số lượng loài nhập khẩu quá đa dạng.
KIỂM SOÁT GỖ NHẬP KHẨU
Theo báo cáo đánh giá từ hội thảo, lượng gỗ nhập từ nguồn rủi ro thấp tăng lên là tín hiệu tốt, thể hiện sự dịch chuyển về ý thức kinh doanh, khi các doanh nghiệp chú trọng đến nguồn nguyên liệu sạch. Nhưng vẫn có những vấn đề nhất định, theo ông Võ Đình Tuyên - Vụ chính sách kinh tế ngành, Văn phòng Chính phủ, ở một số nguyên liệu gỗ như trắc từ Lào và Campuchia, nằm trong phụ lục 2 của CITES, mới bổ sung, nên cần có giấy phép CITES mới xuất khẩu được.
Nhưng hàng tồn này của Việt Nam nhập từ trước nên không có giấy phép. Do vậy, các làng nghề và doanh nghiệp không được cập nhật thông tin nên hàng tồn kho không được cấp phép. Mặt khác, một số văn bản pháp luật của Việt Nam, thuật ngữ chưa được quy chuẩn, chẳng hạn có qui định gỗ tận dụng, nhưng thế nào là gỗ tận dụng thì không thể làm rõ. Trong bối cảnh chưa được quy chuẩn thì sẽ rất khó xử lý đối với một số loại hàng hóa, sản phẩm không xuất khẩu được do các phụ lục trong các hiệp định, nghị định và quy định quốc tế.
Ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt nam cho biết, cách đây 2 năm, CITES Quốc tế đã đưa lệnh cấm đối với 2 loại gỗ trắc, đối với loại gỗ trắc khác thì bắt buộc phải có giấy phép CITES mới được xuất khẩu. Và sắp tới CITES sẽ mở rộng chủng loại sang cả gỗ Hương. Trước khi có lệnh cấm, đã có thông báo rộng rãi, nếu làng nghề đang tồn kho không có giấy phép sẽ không giải quyết được. Về những khó khăn này, ông Tuyên kiến nghị, các cơ quan nắm được đầu mối thông tin nên tổ chức buổi tọa đàm trao đổi với các doanh nghiệp để xác định các vấn đề cần giải quyết.
Trong khi đó, ông Nguyễn Mạnh Dũng, Trưởng phòng chế biến - Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối chế biến cho biết, cần phải so sánh nhu cầu đối với gỗ nhập khẩu mới biết được mức độ thay đối đối với cầu, cũng như cần có thêm bảng so sánh khối lượng nhập khẩu giữa các vùng.
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI
Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, việc thiếu số liệu đầu ra đang là thách thức với những người làm công tác quản lý của ngành gỗ. Chúng ta cần có phân tích gỗ nhập khẩu so với gỗ xuất khẩu, có sự đối chiếu giữa cung và cầu. Không chỉ vậy, cần phải có những báo cáo hay phân tích việc sử dụng gỗ nhập khẩu như thế nào, xuất khẩu gỗ vào thị trường nào, hay gỗ trong nước và gỗ nhập khẩu chiếm tỉ trọng thế nào trong ngành gỗ Việt Nam.
Những phân tích này sẽ mang tới sự minh bạch, cũng như cung cấp cái nhìn tổng quan cho không chỉ các cơ quan quản lý nhà nước, mà còn giúp cho các doanh nghiệp nắm bắt được xu hướng nhập khẩu gỗ, tính toán những kế hoạch chính xác và xác định hướng đầu tư cụ thể, cũng như tìm thị trường chiến lược.
Ông Quyền cũng nêu một câu hỏi lớn tại hội thảo, xu hướng nhập khẩu gỗ trong tương lai sẽ như thế nào? Chúng ta cần đánh giá được các loại gỗ trong tương lai sẽ như thế nào, gỗ nội địa có xu hướng phát triển ra sao trong vài năm tới, hay các sản phẩm lợi thế trong lai là gỗ gì. Ví dụ, EU đang thay đổi nhu cầu về bàn ghế ngoài trời, vì vậy cần có đánh giá về xu hướng, xu thế của sản phẩm và nguyên liệu rõ ràng hơn. Nếu trả lời được những câu hỏi này các doanh nghiệp đang nắm chắc bước đi và sự phát triển của mình.
GỖ VIỆT số 83
NAM ANH
- Đồ gỗ gia dụng: Hạn chế rủi ro từ nguồn gỗ nguyên liệu
- Liên kết chuỗi sản phẩm: Trọng tâm phát triển trong tương lai
- Phát triển rừng trồng gỗ lớn: Bắt đầu từ nguồn giống tốt
- Nguyên liệu xuất khẩu: Giống cây quyết định khả năng phát triển
- Tác động của Brexit đến ngành gỗ của Việt Nam: Chủ động ứng phó với Brexit
- Cần phát triển bền vững
- Giải bài toán dăm gỗ
- Việt Nam xuất khẩu dăm gỗ: Những thách thức mới
- Nhập gỗ nguyên liệu từ các nước tiểu vùng sông Mê Kông: Thận trọng và tránh rủi ro
- Tận dụng TPP để xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Mỹ: Tự kiểm soát tính pháp lý
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu