NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNHTRANH NGÀNH GỖ: Đi tìm giải pháp xứng tầm
Thị trường xuất khẩu gỗ Việt Nam trong các năm gần đây luôn tăng trưởng, ngay cả trong thời kỳ suy thoái, thì xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vẫn phát triển. Và áp lực cạnh tranh ngày càng lớn, cùng việc đầu tư của các công ty nước ngoài đã góp phần là tăng giá trị xuất khẩu của ngành gỗ Việt Nam, giúp các doanh nghiệp vừa học hỏi, vừa cọ xát. Tuy nhiên năng lực cạnh tranh của ngành gỗ Việt Nam chưa thật sự như kì vọng.
Theo ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HaWa), các yếu tố thuộc về nhân lực như nguồn nhân lực còn yếu, và tay nghề yếu, khiến cho khả năng cạnh tranh lao động của ngành công nghiệp gỗ Việt Nam thấp hơn. Mặt khác, khi hội nhập, lao động giữa các nước trong khối aSEaN sẽ có sự dịch chuyển cao, làm mất lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
NHỮNG ÁP LỰC CẠNH TRANH
Việt Nam có khoảng 3.930 doanh nghiệp chế biến gỗ, trong đó doanh nghiệp nhỏ chiếm 93%, doanh nghiệp vừa chỉ là 5.5%, và doanh nghiệp lớn nhỏ nhất, chỉ chiếm 1%. Đó là một thực trạng không thể thay đổi trong nhiều năm tới, có nghĩa là ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam đang dựa hoàn toàn vào 93% doanh nghiệp nhỏ để phát triển và duy trì tốc độ tăng trưởng.
Mặt khác, phân bổ của doanh nghiệp chế biến gỗ không đồng đều, đông nhất là Đông Nam bộ chiếm 54,8%; Tây Bắc và đồng bằng sông Hồng đều chiếm 7,9%; ít doanh nghiệp chế biến gỗ nhất là vùng Đông Bắc (5%) và Bắc Trung Bộ (4,7%). Vấn đề là, nguồn nguyên liệu chính cho ngành thì thường tập trung nhiều ở các khu vực có ít doanh nghiệp chế biến gỗ.
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp phụ trợ còn yếu, tuy nhiên theo thống kê chưa đầu đủ, xung quanh khu vực Đồng Nai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Long an, Bà Rịa có 230 DN phụ trợ như; máy móc, bao bì, thiết bị, sơn,.... tập hợp các như máy móc thiết bị (chiếm 50%); bao bì có 23 doanh nghiệp sản xuất, đó chính là một trong những cơ sở để ngành gỗ phát triển theo chiều sâu.
Nhưng các doanh nghiệp lại gặp một khó khăn khác trong thời gian qua là việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, đã chuyển hàng từ nước ngoài vào Việt Nam để được hưởng lợi thế, việc này làm tăng đột biến giá trị xuất khẩu, và khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam có thể bị kiện chống bán phá giá. Mặt khác, phí vận chuyển tăng, giá cước tăng, cũng làm tăng áp lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đó là những vấn đề cần giải quyết trong thời gian trước mắt.
Theo ông Hạnh, chế biến gỗ kích thích việc trồng rừng, tạo nguồn nguyên liệu hợp pháp cho ngành và thúc đẩy việc trồng rừng, chế biến gỗ không phá rừng mà làm tăng độ che phủ rừng trong suốt thập kỷ qua. Việc phát triển CBG, thúc đẩy trồng rừng, tạo sinh kế cho người dân, và thông qua đó có thể trong tương lại bán được tín chỉ Cacbon. nên cần có chính sách hỗ trợ sát sao hơn cho ngành trong thời gian tới.
ĐI TÌM GIẢI PHÁP
Theo ông Trần Lê Huy - Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định, chế biến gỗ là một trong 7 ngành công nghiệp ưu tiên và cần có các ưu tiên cụ thể để có thể biến ngành công nghiệp chế biến gỗ thành ngành mũi nhọn.
Theo đó, cần có quy hoạch tập trung và đầu tư phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng và thương mại trong nước với các loài cây phù hợp với nhu cầu của thị trường, về loại gỗ, về tính hợp pháp. Và các cơ quan quản lý nhà nước cần có chính sách hợp lý để các cơ sở tư nhân, phát triển cơ sở sơ chế, xử lý bảo quản, .. trung tâm, sản giao dịch gỗ. Còn ngành gỗ cần đặt trọng tâm nâng cao năng suất lao động và đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, để tăng sức cạnh tranh cho ngành.
Còn ông Nguyễn Phúc - Tổng thư ký Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương đánh giá, doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường chính xác, định hướng phát triển sản phẩm hợp lý. Cần nhất là thay đổi tư duy sản xuất, từ qui mô nhỏ lên qui mô lớn để tăng sức cạnh tranh cho cả ngành. Điều này cần có định hướng tốt từ các cơ quan quản lý nhà nước.
Theo ông Phạm Văn Bình, Chủ tịch hội chế biến gỗ Đồng Nai, ngành gỗ đang là ngành xuất siêu, tuy nhiên chủ yếu là các DN đầu tư nước ngoài, với lợi thế về máy móc, công nghệ, nhà xưởng. Bên cạnh đó, chi phí trung gian của ngành gỗ quá cao, khi không trực tiếp xuất khẩu được. Nếu tìm ra cách tiếp cận trực tiếp hơn, năng lực cạnh tranh của ngành sẽ tốt hơn. Ông cũng kiến nghị rằng, các cơ quan nhà nước cần có chính sách ưu tiên trong thời gian tới để tạo lợi thế cho ngành gỗ tăng trưởng. Trong thời gian tới, kêu gọi đầu tư nước ngoài giúp giá trị kim ngạch gỗ tăng hơn cũng là một biện pháp tốt.
GỖ VIỆT số 84
NAM ANH
- Không gian chính sách: Điểm tựa của doanh nghiệp Việt Nam
- Hội thảo ngành công nghiệp chế biến gỗ mở rộng cơ hội xuất khẩu: Đón xu hướng nhờ dữ liệu
- Đồ gỗ gia dụng: Hạn chế rủi ro từ nguồn gỗ nguyên liệu
- Liên kết chuỗi sản phẩm: Trọng tâm phát triển trong tương lai
- Phát triển rừng trồng gỗ lớn: Bắt đầu từ nguồn giống tốt
- Nguyên liệu xuất khẩu: Giống cây quyết định khả năng phát triển
- Tác động của Brexit đến ngành gỗ của Việt Nam: Chủ động ứng phó với Brexit
- Cần phát triển bền vững
- Giải bài toán dăm gỗ
- Việt Nam xuất khẩu dăm gỗ: Những thách thức mới
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu