Liên kết là hướng phát triển tốt nhất
mặc dù đạt tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây, nhưng ngành gỗ vẫn còn nhiều dư địa để phát triển nếu như tạo ra được một liên kết chuỗi trong sản xuất. Đó là một trong những nhận định quan trọng tại buổi tọa đàm về chủ đề liên kết công ty – Hộ trồng rừng: Tăng cơ hội, giảm rủi ro cho phát triển bền vững.
Theo các chuyên gia, hiện nay trong ngành gỗ, mối liên kết giữa công ty – hộ trồng rừng vẫn còn rời rạc, chủ yếu được hình thành theo hướng tự phát. Đây được cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự giảm tốc về kim ngạch xuất khẩu (XK) của ngành chế biến gỗ hai năm trở lại đây.
LIÊN KẾT LỎNG LẺO
“Một trong những lý do cơ bản dẫn tới liên kết trong ngành chế chế biến gỗ vẫn còn hạn chế là do hiện ngành gỗ còn thiếu vắng giá trị cốt lõi hình thành liên kết, đó là hệ thống yếu tố lòng tin và chia sẻ lợi ích công bằng giữa các bên tham gia”, ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng thư ký Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam mở đầu buổi tọa đàm với phát biểu này.
Theo đánh giá của các chuyên gia, mặc dù kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ rất lớn và tiếp tục tăng, tuy nhiên, ngành gỗ vẫn tồn tại một số vấn đề mang tính hệ thống, thể hiện qua các mặt như sử dụng lao động giá rẻ, sử dụng nguyên liệu đầu vào chiếm tỉ lệ còn cao trong cơ cấu giá thành (40-50%) với giá trị gia tăng trong sản phẩm thấp. Điều này làm cho năng suất lao động của ngành thấp hơn nhiều so với năng suất lao động của ngành chế biến của các quốc gia như Thái lan, malaysia. một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến năng suất lao động của ngành thấp là chưa có tính liên kết trong ngành.
Còn theo ông Tô Xuân Phúc, đại diện Tổ chức Forest Trends, thiếu liên kết làm lãng phí nguồn lực trong đầu tư, đặc biệt trong khâu dự trữ nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến. Hầu hết các doanh nghiệp trong ngành chế biến hiện nay đều phải dự trữ nguyên liệu gỗ đầu vào. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải tập trung nguồn lực tài chính rất lớn.
Ông Nguyễn Đức Hiếu – Phó Tổng giám đốc công ty cổ phần lâm sản Nam Định (Nafoco) – một trong những hiện đang liên kết với các hộ trồng rừng ở các tỉnh phía bắc để tạo ra vùng nguyên liệu bền vững có chứng chỉ FSc nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, cho biết, có rất nhiều khó khăn khi tham gia liên kết với hộ trồng rừng, chẳng hạn như có nhiều công ty lâm nghiệp diện tích rừng trên sổ sách rất lớn, nhưng diện tích thực tế thì lại ít. Khi làm chứng chỉ thì chi phí tư vấn, đánh giá, duy trì rất lớn, với diện tích rừng nhỏ sẽ không đảm bảo, với diện tích rừng từ 1.5000 ha trở xuống, sẽ không đảm bảo về hiệu quả kinh tế. Và người dân còn khá e ngại với mô hình liên kết vì không được đảm bảo về tài chính, chính sách..
liên kết đem lại nhiều lợi ích, từ việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tăng tính chuyên môn hóa, giảm rủi ro, mở rộng tiếp cận thị trường và nâng cao lợi ích. Đến nay, liên kết trong ngành chế biến gỗ vẫn còn hạn chế bởi lý do cơ bản là ngành gỗ còn thiếu vắng giá trị cốt lõi hình thành liên kết - hệ thống yếu tố lòng tin và chia sẻ lợi ích công bằng giữa các bên tham gia.
TÌM MÔ HÌNH LIÊN KẾT HỢP LÍ
các chuyên gia cho rằng, để đẩy mạnh liên kết trong ngành gỗ, thể chế là một trong những điều kiện tiên quyết tạo ra sự thay đổi xã hội, bao gồm những thay đổi trong ngành chế biến gỗ.
Thông tin từ một số doanh nghiệp khác cho thấy, khoảng 60-70% vốn liếng của doanh nghiệp chế biến được dành cho khâu dự trữ nguyên liệu. Khoảng 30-40% vốn liếng còn lại tập trung vào khâu từ khi đưa cây gỗ vào chế biến đến khi ra sản phẩm. lí do các doanh nghiệp Việt Nam phải dự trữ nguyên liệu là hiện trong ngành gỗ chưa hình các doanh nghiệp chuyên phụ trách khâu dự trữ nguyên liệu và càng chưa có liên kết giữa các doanh nghiệp kiểu này và các doanh nghiệp trong ngành chế biến.
Theo ông Hoàng liên Sơn – Viện trưởng Viện Kinh tế lâm nghiệp - Viện hàn lâm khoa học lâm nghiệp Việt Nam về mặt lý thuyết có hai hình thức liên kết, liên kết ngang: tạo ra vùng nguyên liệu có quy mô đủ để cung cấp đủ nguyên liệu cho các loại sản xuất khác nhau. Và khi có liên kết ngang sẽ hình thành liên kết dọc, người trồng rừng sẽ đi vào chuỗi giá trị của liên kết đó, liên kết giữa công ty và người trồng rừng nếu không có sự hõ trợ của bên ngoài như sự hình thành tổ chức để làm đầu mối thì các doanh nghiệp có thể bỏ tiền ra để tạo đầu mối.
Ông Sơn cũng đánh giá, liên kết ngang là hình thức hết sức quan trọng tạo ra chuỗi giá trị của sản phẩm gỗ Việt Nam, khi chuỗi này chưa được hoàn chỉnh. Và hiện nay, ở Việt Nam, theo khảo sát, trong 11 tỉnh thì cókhoảng 15 mô hình khác nhau, trong đó có mô hình liên kết của IKEA ở Quảng Trị. Tuy nhiên, nếu không còn hỗ trợ kĩ thuật, thì sẽ không còn liên kết này nữa, đó có thể là điểm yếu cần khắc phục nếu muốn nhân rộng mô hình này.
Để đẩy mạnh liên kết trong ngành gỗ, ông Tô Xuân Phúc cho rằng, thể chế là một trong những điều kiện tiên quyết tạo ra sự thay đổi xã hội, bao gồm những thay đổi trong ngành chế biến gỗ. Thể chế/thay đổi thể chế có thể kìm hãm hoặc khuyến khích sự hình thành và phát triển của liên kết. Ba mô hình liên kết trong ngành chế biến gỗ có tiềm năng đem lại sự thay đổi theo hướng tích cực cho ngành chế biến gỗ, bao gồm: liên kết giữa công ty cung cấp gỗ nguyên liệu (bao gồm cả công ty khẩu gỗ nguyên liệu) và công ty chế biến gỗ; liên kết giữa công ty chế biến gỗ và làng nghề; liên kết giữa công ty chế biến gỗ và hộ trồng rừng. Thay đổi môi trường thể chế có thể tạo động lực cho các mô hình này phát triển.
GỖ VIỆT số 88
NAM ANH
- Mô hình liên kết IKEA: Sáng tạo tạo bền vững
- Năm 2017: Tín hiệu đáng mừng cho sản phẩm gỗ
- Tấn công thị trường nội địa: Chiến lược phục vụ người tiêu dùng
- BloomBerg: Kinh tế Việt Nam hướng đến láng giềng khi Mỹ rút khỏi TPP
- Xuất khẩu gỗ Việt Nam năm 2017: Dự báo mức tăng trưởng chậm lại
- BIFA tăng tốc cuối năm
- Doanh nghiệp gỗ ở Bình Định: Đã sẵn sàng thực thi FLEGT
- BIFA nỗ lực mở rộng thị trường
- NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNHTRANH NGÀNH GỖ: Đi tìm giải pháp xứng tầm
- Không gian chính sách: Điểm tựa của doanh nghiệp Việt Nam
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu