Tấn công thị trường nội địa: Chiến lược phục vụ người tiêu dùng
Đẩy mạnh giá trị xuất khẩu, cạnh tranh quyết liệt để có đơn hàng xuất khẩu từ các đối tác đến từ Mỹ hay châu Âu, nhưng các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam dường như vẫn chưa có bài toán tốt nhất để chinh phục thị trường nội địa, và đây vẫn là khoảng trống của ngành trong nhiều năm qua.
THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA BỎ NGỎ
Thực tế, thị trường trong nước đang bị các sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan chi phối. Kết quả một số cuộc điều tra, khảo sát thị trường cho thấy, chỉ có khoảng 20% doanh số tiêu thụ đồ gỗ trong nước thuộc về các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam, còn lại 80% thuộc về các sản phẩm đến từ Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan...
Theo Ông Nguyễn Tôn Quyền – Phó chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES), lâu nay các doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ và ngay cả cơ quan quản lí lĩnh vực này mới chỉ tập trung cho xuất khẩu mà chưa quan tâm đúng mức thị trường nội địa. Bằng chứng là cho tới nay, chúng ta vẫn chưa có một thống kê cụ thể về lượng sản phẩm gỗ tiêu thụ trong nước hàng năm; nguyên liệu chính là loại gỗ gì, lấy từ đâu và chính sách để phát triển thị trường gỗ nội địa vẫn còn thiếu. Và thực tế là thị trường đồ gỗ trong nước thường do doanh nghiệp nhỏ cung ứng trực tiếp cho người tiêu dùng.
Theo ông Đặng Quốc Hùng, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), để lấy lại thị trường nội địa, các doanh nghiệp trong nước cần tìm hiểu thị trường nội địa và sản xuất đồ gỗ cho thị trường nội địa. Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu, phân tích thị trường phải được đặt lên hàng đầu. Để lấy lại thị trường nội địa, ông Nguyễn Tôn Quyền cho rằng, trước mắt, cần thiết lập được hệ thống kênh phân phối bài bản và rộng khắp để đảm bảo vấn đề đầu ra cho sản phẩm. Một yếu tố quan trọng nữa là Nhà nước cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển thị trường gỗ nội địa.
Đồng thời, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ gỗ cũng phải tìm cách thay đổi mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước. Trong đó, chuyển hướng từ đồ gỗ cao cấp sang phân khúc hàng trung bình và liên kết giữa các doanh nghiệp theo từng công đoạn để tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm.
Còn theo Ông Nguyễn Chiến Thắng - Ủy viên Ban chấp hành HAWA, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM, nếu muốn lấy lại thị trường trong nước, việc xây dựng kênh phân phối bài bản là điều kiện đầu tiên. Hiện số doanh nghiệp nội thất trong nước có thể đáp ứng yêu cầu này không nhiều, bởi phải thực sự tâm huyết khai thác tiềm năng thị trường và khả năng trường vốn mới làm được.
Nhưng tất cả những giải pháp trên đều mang tính hoạch địch lâu dài, và cần có sự định hướng cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước. Và cần những giải pháp cụ thể hơn, trực tiếp hơn và nhanh nhạy hơn.
MÔ HÌNH PHỤC VỤ NGƯỜI TIÊU DÙNG
Theo ông Võ Quang Hà, Tổng giám đốc Công ty Tavico, doanh nghiệp này đang chuyển sang mô hình phục vụ người tiêu dùng, mô hình showroom-cafe Nghĩa là, công ty dành ra một diện tích đáng kế để trưng bày sản phẩm gỗ của các cơ sở sản xuất của làng nghề Hố Nai. Đồng thời tại đây công ty cũng tổ chức các hội chợ bán hàng nhỏ. Với hình thức này, các sản phẩm đồ gỗ bán ra được rất tốt.
Theo ông Hà, hiện nay hệ thống phân phối nội địa tại Việt Nam chưa tốt, nên khi Tavico mở ra showroom, hàng hóa của các cơ sở làng nghề, quy tuy tại showroom đã tăng doanh số bán hàng lên mức kỉ lục. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho các cơ sở sản xuất, mà còn đánh trúng tâm lý tiêu dùng của người mua sản phẩm gỗ nội thất, đồng thời còn giúp Tavico phân phối được nguồn nguyên liệu dễ dàng.
Trước đây doanh nghiệp này có tham gia các hội chơ triển lãm, hàng bán được rất tốt, tuy nhiên chưa tìm ra hệ thống phân phối, cách đưa hàng tới người mua hàng cuối cùng một cách hợp lý. Nhưng hiện tại Tavico đang áp dụng phương pháp phân phối truyền thống, bằng cách mở ra showroom và cho các cơ sở tại làng nghề đặt trưng bày tại showroom này.
Ông Nguyễn Tôn Quyền đánh giá rằng, lợi thế của hình thức này nằm ở chỗ, các mẫu mã và sản phẩm này được làm bởi các cớ sở tại làng nghề, dựa trên yêu cầu của khách hàng đặt. Và các sản phẩm này được bán chạy tại làng nghề, và do các cơ sở thiết kế dựa trên sự yêu cầu và hoàn thiện và tự tạo ra sản phẩm mà đưa vào thị trường tiêu thụ một cách tốt nhất theo yêu cầu của khách hàng. Đây chính là mô hình cần được chú ý.
GỖ VIỆT số 87
CẨM LÊ
- BloomBerg: Kinh tế Việt Nam hướng đến láng giềng khi Mỹ rút khỏi TPP
- Xuất khẩu gỗ Việt Nam năm 2017: Dự báo mức tăng trưởng chậm lại
- BIFA tăng tốc cuối năm
- Doanh nghiệp gỗ ở Bình Định: Đã sẵn sàng thực thi FLEGT
- BIFA nỗ lực mở rộng thị trường
- NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNHTRANH NGÀNH GỖ: Đi tìm giải pháp xứng tầm
- Không gian chính sách: Điểm tựa của doanh nghiệp Việt Nam
- Hội thảo ngành công nghiệp chế biến gỗ mở rộng cơ hội xuất khẩu: Đón xu hướng nhờ dữ liệu
- Đồ gỗ gia dụng: Hạn chế rủi ro từ nguồn gỗ nguyên liệu
- Liên kết chuỗi sản phẩm: Trọng tâm phát triển trong tương lai
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu