Xuất khẩu gỗ Việt Nam năm 2017: Dự báo mức tăng trưởng chậm lại
Theo đánh giá của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, trong năm 2017, khi sự cạnh tranh về nguyên liệu gỗ ngày càng gay gắt hơn, sẽ đẩy giá gỗ tăng cao, và khiến cho giá thành sản phẩm gỗ của Việt Nam bị đẩy lên theo, điều này sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước. Hệ quả tất yếu là mức tăng trưởng của ngành chỉ đạt mức 2%, nhưng vẫn có rất nhiều tín hiệu tích cực trong đó.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 7 tỷ USD, tăng 1,1% so với năm 2015, lần đầu tiên trong vòng 15 năm qua ngành gỗ ở mức tăng trưởng 1 con số. Nhưng đó không phải là điều gì quá tiêu cực, nếu đặt trong bối cảnh chung của nền kinh tế Việt Nam và thế giới.
Mỹ là một trong những thị trường xuất khẩu đồ gỗ lớn của Việt Nam, chiếm tới 33% tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng trong năm 2017, nền kinh tế Mỹ được dự báo đạt mức tăng GDP khoảng 2,2% khi chính quyền của Tổng thống đắc cử Donald Trump thực thi các chính sách bảo hộ kinh tế, tăng chi cho cơ sở hạ tầng, giảm thuế và nới lỏng các quy định kiểm soát các doanh nghiệp để tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế. Khả năng điều chỉnh chính sách của chính quyền mới tại Mỹ cũng tạo ra nhiều rủi ro, thách thức cho chính nước Mỹ và nền kinh tế thế giới. Gỗ và sản phẩm gỗ mặt hàng xuất của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này cũng không tránh khỏi rủi ro đó.
Mặt khác, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và nguy cơ về một cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc xảy ra sẽ tác động nghiêm trọng đến sự tăng trưởng của những nền kinh tế hàng đầu thế giới, qua đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến kinh tế toàn cầu. Trong khi Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của ngành đồ gỗ Việt Nam.
Nhật Bản, thị trường xuất khẩu lớn thứ ba, được dự đoán có mức tăng trưởng chậm trong năm 2017, theo đánh giá của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), triển vọng tăng trưởng của Nhật trong năm 2017/2018 được dự báo sẽ tăng 1% trong năm 2017 và sau đó chậm lại vào năm 2018.
Với mức tăng trưởng chậm ở một số sản phẩm gỗ xuất khẩu và sự giảm giá trị xuất khẩu ở mặt hàng gỗ tròn, gỗ xẻ, dăm gỗ; mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ chịu chịu tác động bởi tăng trưởng kinh tế chậm lại ở các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, Anh,.. Đồng thời sự tác động từ các cam kết đã ký trong năm 2016 như EVFTA hay các hiệp định như VPA/ FLEGT, ngành công nghiệp gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam trong năm 2017 sẽ tăng trưởng chậm lại ở mức 2%/năm.
Nhưng nhìn chung các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam được dự báo vẫn giữ ở mức ổn định. Chẳng hạn như dăm gỗ, mặt hàng xuất khẩu chiếm trung bình trên 17% tổng giá trị xuất khẩu hàng năm, dù năm 2016 gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn giữ ở mức xuất khẩu tương đối tốt. Trong khi đó, đồ gỗ nội thất xuất khẩu, (chiếm 47% tổng giá trị xuất khẩu), với mức tăng trưởng hàng năm đạt 10%, và giữ vững mức tăng này trong 3 năm qua, sẽ vẫn là mặt hàng chủ lực của ngành gỗ Việt Nam, với mục tiêu giữ được thị trường chính là Mỹ trong năm 2017.
Đối với những thị trường quan trọng khác như Anh, Hàn Quốc, Canada, ngành gỗ Việt Nam sẽ duy trì mục tiêu tăng trưởng bình quân của đồ gỗ văn phòng ở mức 6,8%/năm (chiếm 5,6% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng năm). Trong năm 2016 vừa rồi, giá trị xuất khẩu vào các thị trường này đạt 319,92 triệu USD và dự báo sẽ tăng trưởng ổn định trong năm 2018 trung bình từ 20-30%. Đồng thời, cũng duy trì giá trị xuất khẩu vào những thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản hay Trung Quốc ở các mức từ 100 triệu USD trở lên.
Ở hầu hết các sản phẩm gỗ xuất khẩu khác như đồ gỗ phòng bếp, phòng ngủ, bộ phận đồ gỗ đều được đánh giá là có sự tăng trưởng cao trong năm 2017, và có rất nhiều tiềm năng để khai thác sẽ mang đến hi vọng cho ngành gỗ Việt Nam, chỉ duy nhất có gỗ nguyên liệu thô sẽ giảm giá trị xuất khẩu, nhưng đó lại là điều tích cực, vì chính sách hạn chế xuất khẩu gỗ nguyên liệu thô nhằm khuyến khích sử dụng cây gỗ lớn cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ.
GỖ VIỆT số 86
VŨ HUY
- BIFA tăng tốc cuối năm
- Doanh nghiệp gỗ ở Bình Định: Đã sẵn sàng thực thi FLEGT
- BIFA nỗ lực mở rộng thị trường
- NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNHTRANH NGÀNH GỖ: Đi tìm giải pháp xứng tầm
- Không gian chính sách: Điểm tựa của doanh nghiệp Việt Nam
- Hội thảo ngành công nghiệp chế biến gỗ mở rộng cơ hội xuất khẩu: Đón xu hướng nhờ dữ liệu
- Đồ gỗ gia dụng: Hạn chế rủi ro từ nguồn gỗ nguyên liệu
- Liên kết chuỗi sản phẩm: Trọng tâm phát triển trong tương lai
- Phát triển rừng trồng gỗ lớn: Bắt đầu từ nguồn giống tốt
- Nguyên liệu xuất khẩu: Giống cây quyết định khả năng phát triển
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu