Mô hình liên kết IKEA: Sáng tạo tạo bền vững
Phát triển rừng trồng có vai trò hết sức quan trọng đối với ngành chế biến đồ gỗ và dăm xuất khẩu của Việt Nam. Đến nay, sản lượng nguồn gỗ rừng trồng trong nước khai thác hàng năm đạt khoảng 16 triệu m3 quy tròn, và khoảng 80% nguồn gỗ này là gỗ có đường kính nhỏ, được sử dụng làm nguyên liệu dăm và mDF, phần còn lại (20%) được sử dụng sản xuất các sản phẩm đồ gỗ, chủ yếu phục vụ xuất khẩu.
TRỒNG RỪNG THEO QUY CHUẨN IKEA
Xu hướng thị trường cho thấy nhu cầu sử dụng gỗ rừng trồng, đặc biệt để sản xuất các sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu vào các thị trường có những đòi hỏi chặt chẽ về tính pháp lý của nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào như Hoa Kỳ, EU càng ngày càng lớn. Điều này có nghĩa rằng nguồn gỗ nguyên liệu rừng trồng ngày càng được ưa chuộng và là một trong những nguồn cung quan trọng cho ngành gỗ.
Để duy trì nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp ổn định, mô hình liên kết giữa các công ty chế biến gỗ xuất khẩu và các hộ gia đình trồng rừng đã được hình thành và đang trên đà phát triển. liên kết này dựa trên niềm tin rằng các nguồn lực của các bên tham gia liên kết sẽ được tối đa hóa. cụ thể, công ty chế biến có tiềm lực về vốn đầu tư, kỹ thuật và công nghệ, trình độ quản lý và bao tiêu đầu ra cho sản phẩm; các hộ dân có nguồn đất trồng rừng và lao động. mô hình liên kết phát triển rừng trồng đạt chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSc) là một trong những ví dụ điển hình về liên kết giữa công ty chế biến gỗ xuất khẩu và các hộ trồng rừng vùng núi.
Đến nay mô hình liên kết giữa công ty chế biến và các hộ trồng rừng vẫn mang tính chất tự phát, được hình thành chủ yếu do nhu cầu kết nối của công ty và hộ. cần có những đánh giá về những thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức và vận hành mô hình, từ đó rút ra các bài học về mô hình liên kết giữa công ty chế biến gỗ và hộ trồng rừng trong tương lai. Và IKEA sẽ giải quyết vấn đề này với mô hình liên kết, trong đó không chỉ bảo đảm tính hợp pháp, mà còn tạo ra qui trình chính xác cho chuỗi cung cấp nguyên liệu gỗ có chứng chỉ FSc.
Trong liên kết này, các công ty chuyên chế biến sản phẩm gỗ cho Tập đoàn IKEA như công ty cổ phần lâm sản Nam Định (NAFOcO), công ty cổ phần Woodsland đã liên kết với các hộ có nguồn rừng trồng tại các tỉnh như Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Quảng Trị nhằm phát triển rừng trồng gỗ lớn, đạt chứng chỉ FSc nhằm tạo nguồn cung gỗ nguyên liệu cho các công ty này để sản xuất các sản phẩm gỗ cho Tập đoàn IKEA. liên kết này (sau đây được gọi là mô hình liên kết IKEA) hiện được coi là có tiềm năng nâng cao lợi ích kinh tế cho các hộ trồng rừng, ổn định nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào cho các công ty chế biến. mô hình cũng được coi có tiềm năng trong việc đem lại hiệu quả xã hội, bởi có sự tham gia của hàng nghìn hộ dân trồng rừng.
Mô hình liên kết IKEA có sự tham gia trực tiếp của Tập đoàn IKEA với vai trò là người phụ trách việc tiêu thụ các sản phẩm đầu ra của chế biến, công ty chế biến gỗ phụ trách việc sản xuất ra các sản phẩm cho tập đoàn IKEA (Nhà cung cấp), các hộ trồng rừng, với vai trò cung nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào cho các công ty chế biến, thông qua các xưởng xẻ coc, nhằm đảm bảo nguồn gỗ từ hộ được qua khâu sơ chế trước khi đi vào công đoạn sản xuất chính. Bên cạnh đó, mô hình còn có sự tham gia hỗ trợ về mặt hành chính của chính quyền địa phương, từ cấp tỉnh đến cấp thôn/xã và các nguồn hỗ trợ về kỹ thuật và/hoặc tài chính từ các tổ chức bên ngoài.
THÀNH QUẢ CỦA SỰ HỢP TÁC
công ty cổ phần lâm sản Nam Định là một trong những nhà cung cấp sản phẩm gỗ lớn nhất cho Tập đoàn IKEA. Hiện NAFOcO có 4 nhà máy sản xuất tại Nam Định, với khoảng 3.200 lao động. Khoảng 90% các sản phẩm của NAFOcO được xuất khẩu cho Tập đoàn IKEA. Năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ của NAFOcO đạt khoảng 36 triệu USD.
Nhằm phát triển nguồn nguyên liệu rừng trồng FSc, NAFOcO tiến hành làm việc với chính quyền tỉnh Yên Bái và có được sự hậu thuẫn của tỉnh. cụ thể, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN & PTNT) ra quyết định cho phép việc thực hiện chứng chỉ rừng FSc theo hình thức nhóm hộ trong địa bàn tỉnh. Sở cũng lựa chọn địa bàn huyện Yên Bình làm nơi thực hiện thí điểm mô hình chứng chỉ nhóm hộ, bắt đầu từ tháng 4 năm 2016, với quy mô thí điểm khoảng 1.000 – 3.000 ha, đã thu được những kết quả tích cực. Không chỉ tạo ra sự nhận thức với người trồng rừng, mà còn mang lại những giá trị bền vững cả về kinh tế, cũng như bảo vệ rừng tốt hơn.
công ty TNHH Scancia Pancific cũng là nhà cung cấp của IKEA tại Việt Nam. Hiện công ty có 3 nhà máy chuyên chế biến đồ gỗ xuất khẩu đóng tại thành phố Hồ chí minh, Đồng Nai và Thừa Thiên Huế, với tổng số khoảng 2.000 công nhân. Năm 2016 kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt 32 triệu USD, trong đó bao gồm 25 triệu USD là các sản phẩm xuất cho Tập đoàn IKEA. Từ năm 2016, công ty Scansia Pacific đã ký thỏa thuận bao tiêu nguồn gỗ nguyên liệu với các nhóm hộ trồng rừng. công ty đã tài trợ cho các nhóm hộ ở đây một phần chi phí đánh giá cấp chứng chỉ FSc cho 1.392 ha rừng trồng (100% Keo). công ty cũng cam kết cho các hộ dân trồng Keo có chứng chỉ FSc có tuổi cây Keo từ năm thứ 6 trở đi, vay tối đa 4 triệu đồng / ha / năm, với lãi suất thấp hơn 0,2%/năm so với mức lãi suất trung bình năm của các ngân hàng thương mại trong nước tại thời điểm vay.
mục đích của việc cho các hộ vay là nhằm giúp các hộ này có nguồn lực tài chính để kéo dài chu kỳ trồng cây, tạo nguồn gỗ lớn. các hộ vay vốn phải hoàn trả số tiền vay và lãi vay một lần khi khai thác và bán gỗ. công ty cam kết mua gỗ Keo có chứng chỉ FSc cao hơn tối thiểu từ 15-18% so với giá thị trường của gỗ không có chứng chỉ tại thời điểm giao dịch.
Đây là một số doanh nghiệp điển hình tham gia vào mô hình liên kết IKEA, và các báo cáo cho thấy, khi hợp tác sản xuất sản phẩm theo mô hình liên kết này lợi nhuận ròng (sau thuế) trên mỗi sản phẩm trung bình từ 4-5%. Đây là mức lợi nhuận được các công ty chế biến cho là thấp hơn nhiều so với lợi nhuận từ các đơn hàng với đối tác khác (tỷ lệ lợi nhuận ròng trung bình từ 15-20%). mặc dù lợi nhuận trên mỗi đầu sản phẩm như nêu trên là khá thấp, các hợp đồng với IKEA thường có khối lượng lớn nên xét về giá trị các công ty này vẫn thu được lợi nhuận lớn. Như trường hợp công ty NAFOcO, năm 2016 công ty có đơn hàng với IKEA trị giá khoảng 32,5 triệu USD, như vậy khoản lợi nhuận mà công ty thu được khoảng 1,3-1,6 triệu USD. công ty Scansia Pacific năm 2016 cũng có đơn hàng với IKEA trị giá 25 triệu USD, tương ứng với khoản lợi nhuận khoảng 1-1,25 triệu USD.
Khác với các đơn hàng của các đối tác khác với đặc điểm tính không ổn định cao, làm cho doanh nghiệp chế biến khó chủ động được phương án sản xuất kinh doanh, các đơn hàng của IKEA có độ ổn định rất cao. Tính ổn định của đơn hàng từ IKEA giúp các nhà cung cấp có được kế hoạch sản xuất ổn định và dài hạn. Với các đơn hàng này, các nhà cung cấp cho IKEA có thể định hướng phát triển như đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, tuyển dụng và đào tạo lao động, xác định đối tác mới và mở rộng vùng nguyên liệu tốt hơn. Bên cạnh đó, các sản phẩm do IKEA đặt hàng thường có mẫu mã đơn giản, và ít có thay đổi về mẫu mã. Điều này giúp giảm chi phí đầu tư cho doanh nghiệp. cam kết hợp tác lâu dài của IKEA cũng giúp các nhà cung cấp yên tâm khi đầu tư làm chứng chỉ FSc cho các vùng nguyên liệu của mình.
GỖ VIỆT số 88
CẨM LÊ
- Năm 2017: Tín hiệu đáng mừng cho sản phẩm gỗ
- Tấn công thị trường nội địa: Chiến lược phục vụ người tiêu dùng
- BloomBerg: Kinh tế Việt Nam hướng đến láng giềng khi Mỹ rút khỏi TPP
- Xuất khẩu gỗ Việt Nam năm 2017: Dự báo mức tăng trưởng chậm lại
- BIFA tăng tốc cuối năm
- Doanh nghiệp gỗ ở Bình Định: Đã sẵn sàng thực thi FLEGT
- BIFA nỗ lực mở rộng thị trường
- NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNHTRANH NGÀNH GỖ: Đi tìm giải pháp xứng tầm
- Không gian chính sách: Điểm tựa của doanh nghiệp Việt Nam
- Hội thảo ngành công nghiệp chế biến gỗ mở rộng cơ hội xuất khẩu: Đón xu hướng nhờ dữ liệu