Bình Dương: Chờ bước đột phá mới
Năm 2017 có thể sẽ là thời cơ để ngành công nghiệp gỗ Bình Dương tạo bước đột phá trong xuất khẩu, khi các doanh nghiệp đã làm quen được với những thay đổi từ ngoại cảnh.
HIỆN ĐẠI HÓA DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT
Ông Huỳnh Quang Thanh - chủ tịch BIFA chia sẻ, năm 2016 ngành gỗ Bình Dương có mức tăng trưởng hơn 5% vo với năm 2015, nhưng chỉ đạt được 90% kế hoạch đề ra. Việc không hoàn thành kế hoạch sản xuất có nhiều nguyên nhân: cạnh tranh đến từ các DN Trung Quốc, các DN trong khu vực Đông Nam Á…và yếu tố tỷ giá đồng USD và EU làm cho các DN gỗ Bình Dương gặp rất nhiều khó khăn. Ông Thanh hy vọng năm 2017 khi các DN đã “làm quen” với sự bất thường của tỷ giá ngoại tệ, thì bản thân các DN sẽ có những bước điều chỉnh để hoàn thành chỉ tiêu sản xuất và xuất khẩu gỗ trong năm 2017. Nói ngành gỗ Bình Dương có nhiều triển vọng trong năm mới bởi hiện nay gỗ Trung Quốc đang bị áp thuế chống phá giá từ EU, mỹ… Trong khi đó vấn đề nguyên liệu đã được BIFA từng bước giải quyết, khi đã chủ động tìm kiếm nguyên liệu từ thị trường châu Phi, cũng như tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu trong nước.
Theo BIFA thị trường hiện nay của gỗ Bình Dương chủ yếu là mỹ 40%, EU 30%, Nhật 20% và thị trường khác là 10%. Đây là những thị trường giàu tiềm năng và vẫn còn nhiều cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp gỗ. Nhưng bù lại các thị trường khó tính này luôn đòi hỏi chất lượng, yếu tố chính xác, hài hòa của các sản phẩm gỗ. chính vì thế việc đẩy nhanh công nghệ dây chuyền sản xuất là điều bắt buộc đối với các doanh nghiệp thời điểm này. Ông Nguyễn liêm – công ty gỗ lâm Việt cho biết, doanh nghiệp gỗ rất nhạy với công nghệ, bất cứ trang thiết bị, dây chuyền sản xuất nào mới ra đời điều tạo sự quan tâm rất lớn đối với doanh nghiệp. Bởi thời điểm hiện tại, ngoại cạnh tranh về giá cả, yếu tố máy móc thiết bị giúp rút ngắn thời gian sản xuất chính là thế mạnh cho doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. chính vì thế nhiều Hội chợ về trang thiết bị về ngành gỗ được tổ chức trong nước, châu âu hay châu Á, tạo sức hút lớn đối các doanh nghiệp có tầm nhìn sản xuất kinh doanh dài hạn.
THỪA THẮNG XÔNG LÊN
Theo Hiệp hội chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam, Trung Quốc là thị trường sản xuất và tiêu thụ gỗ khổng lồ trên bình diện toàn cầu. mỗi chính sách ban hành liên quan tới gỗ đến từ quốc gia này sẽ làm thay đổi rất nhiều cán cân xuất nhập khẩu gỗ và nguyên liệu gỗ thế giới BIFA nhận định, chính sách hạn chế khai thác gỗ của Trung Quốc mở ra cơ hội lớn cho ngành gỗ cả nước nói chung và Bình Dương nói riêng.
lệnh cấm khai thác gỗ được Trung Quốc tiếp tục mở rộng vào tháng 4/2015 bao gồm toàn bộ các diện tích rừng tự nhiên nằm ở phía Đông Bắc của quốc gia này và khu vực Nội mông. lệnh cấm này có hiệu lực sẽ làm mất đi một lượng cung gỗ tròn cứng tương đương với gần 50 triệu m3 mỗi năm. Theo lý thuyết, lệnh cấm này có hiệu lực, các loài gỗ trong rừng tự nhiên không còn được khai thác và xuất hiện trên thị trường.
Một DN gỗ tại Thuận An cho biết, điều cần làm của các DN chính là mọi giá phải nhanh chóng làm tăng giá trị gia tăng sản phẩm gỗ. Hiện nay đồ gỗ xuất khẩu Trung Quốc có giá trị gia tăng cao so với các nước xuất khẩu gỗ.
Theo kiến nghị của BIFA, để đối phó với việc hạn chế xuất khẩu nguyên liệu gỗ thô, Bình Dương nên có chính sách tăng thuế đối với nguồn nguyên liệu xuất khẩu thô. Thời gian qua đã có dấu hiệu thương nhân Trung Quốc thu mua nguyên liệu thô tại các tỉnh phía Bắc cũng như vùng Đông Nam Bộ. mặt khác số DN Trung Quốc bắt đầu đổ vốn đầu tư vào ngành gỗ tại Bình Dương cho thấy sự bất thường. Theo các DN gỗ trong nước, các DN Trung Quốc núp bóng DN Việt để hưởng ưu đãi từ các thị trường xuất khẩu tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh. Vấn đề này cần có bàn tay điều chỉnh của các cơ quan chức năng, bộ ngành liên quan.
Cũng theo BIFA hiện nay, ngành gỗ Bình Dương có mối quan hệ rất tốt với Hiệp hội chế biến gỗ của các tỉnh, thành. chưa kể nhiều tổ chức, doanh nghiệp đến từ Đức, Ý..đang giúp đỡ các DN của BIFA tiếp cận các dây chuyền sản xuất hiện đại, các vần đề liên quan tới năng lượng và môi trường trong quá trình sản xuất, chế biến gỗ. Đây là một lợi thế của BIFA, các DN nếu nắm bắt được thời cơ, cơ hội thừa thắng xông lên chinh phục nhiều thị trường hơn nữa là chuyện hoàn toàn nằm trong khả năng của các DN gỗ.
GỖ VIỆT số 88
XUÂN VĨ
- Liên kết là hướng phát triển tốt nhất
- Mô hình liên kết IKEA: Sáng tạo tạo bền vững
- Năm 2017: Tín hiệu đáng mừng cho sản phẩm gỗ
- Tấn công thị trường nội địa: Chiến lược phục vụ người tiêu dùng
- BloomBerg: Kinh tế Việt Nam hướng đến láng giềng khi Mỹ rút khỏi TPP
- Xuất khẩu gỗ Việt Nam năm 2017: Dự báo mức tăng trưởng chậm lại
- BIFA tăng tốc cuối năm
- Doanh nghiệp gỗ ở Bình Định: Đã sẵn sàng thực thi FLEGT
- BIFA nỗ lực mở rộng thị trường
- NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNHTRANH NGÀNH GỖ: Đi tìm giải pháp xứng tầm
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu