Liên kết trong ngành gỗ: Tìm lời giải thích hợp cho từng doanh nghiệp
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ rất lớn và vẫn tiếp tục tăng, nhưng cần thấy rằng ngành vẫn tồn tại một số vấn đề mang tính hệ thống và đã đến lúc cần có những thay đổi lớn nhằm giải quyết các tồn tại nhằm phát triển bền vững ngành trong tương lai.
Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến năng suất lao động của ngành gỗ thấp là chưa có tính liên kết trong ngành. Theo nhận định của một số doanh nghiệp của ngành chế biến, các doanh nghiệp Việt Nam đang dịch chuyển sang xu hướng muốn hoàn thiện các sản phẩm từ a tới Z. Điều này dẫn tới dàn trải trong đầu tư của doanh nghiệp, công nghệ không đồng bộ, tạo hình thành được đội ngũ lao động chuyên môn sâu.
YẾU VÌ THIẾU LIÊN KẾT
Thiếu liên kết làm lãng phí nguồn lực trong đầu tư, đặc biệt trong khâu dự trữ nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến. Chủ động về nguyên liệu gỗ đầu vào là một trong những điều kiện quan trọng đối với các doanh nghiệp ngành chế biến, nhằm đáp ứng chủ động các đơn hàng của người mua. hầu hết các doanh nghiệp trong ngành chế biến hiện nay đều phải dự trữ nguyên liệu gỗ đầu vào, và đòi hỏi cần phải tập trung nguồn lực tài chính rất lớn.
Theo một số doanh nghiệp, khoảng 60% số vốn của doanh nghiệp được dành cho dự trữ nguyên liệu. Lí do các doanh nghiệp Việt Nam phải dự trữ nguyên liệu là hiện trong ngành gỗ chưa hình các doanh nghiệp chuyên phụ trách khâu dự trữ nguyên liệu và càng chưa có liên kết giữa các doanh nghiệp kiểu này và các doanh nghiệp trong ngành chế biến. hệ quả là các doanh nghiệp chế biến luôn cần nguồn lực rất lớn để dự trữ nguyên liệu. Nguồn lực không chỉ đơn thuần là tài chính mà còn đòi hỏi một diện tích nhà xưởng rộng để dự trữ nguyên liệu.
Doanh nghiệp đầu tư dàn trải là hậu quả của việc thiếu liên kết. Thiếu liên kết dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp đầu tư dàn trải vào nhiều khâu khác nhau của chuỗi cung, nhằm chủ động trong sản xuất (ví dụ đầu tư vào các khâu trồng rừng, chế biến đồ gỗ, làm ván ép). mặc dù đầu tư vào các khâu có thể nâng cao tính chủ động của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, rủi ro hình thành do đầu tư dàn trải, từ đó làm hạn chế hiệu quả của đầu tư đã xảy ra đối với một số doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ.
Thiếu liên kết hạn chế khả năng chuyên môn hóa trong các khâu khác nhau của chuỗi cung. Đầu tư đa dạng vào các khâu không những dẫn đến sự dàn trải về vốn mà còn hạn chế khả năng chuyên môn hóa về lao động và công nghệ trong các khâu. Chuyên môn hóa về lao động và công nghệ thấp dẫn đến năng suất lao động hạn chế. Và nó còn làm mất cơ hội thị trường của các doanh nghiệp. một số doanh nghiệp có uy tín hiện nhận được những đơn hàng rất lớn nhưng không đủ khả năng để đáp ứng được các yêu cầu này. Thiếu liên kết làm mất cơ hội chia sẻ các đơn hàng giữa doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác. Điều này đem lại tổn thất cho ngành gỗ, đặc biệt trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp vẫn còn thiếu đơn hàng.
LIÊN KẾT THEO HÌNH THỨC NÀO?
Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó chủ tịch hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, hiện nay có một số hình thức liên kết như liên kết giữa công ty cung nguyên liệu và các công ty chế biến gỗ.
Liên kết giữa công ty chế biến/thương mại gỗ và các hộ thuộc làng nghề gỗ, và liên kết giữa công ty chế biến gỗ và hộ trồng rừng.
mỗi mô hình liên kết đều có những thuận lợi và khó khăn riêng, và điều quan trọng là mỗi doanh nghiệp cần lựa chọn điều hợp lý cho điều kiện của mình, để tạo thành chuỗi liên kết hợp lý và phát triển.
Nhưng ông Quyền nhấn mạnh đến xu thế liên kết giữa công ty chế biến gỗ và hộ trồng rừng theo chứng chỉ FSC. Theo ông, đây là xu thế chung của thế giới, vì Việt Nam sản xuất theo chuỗi, và liên kết theo hướng này giải quyết vấn đề theo chuỗi. Và đó là mô hình phát triển theo hướng bền vững, vì các doanh nghiệp không chỉ chủ động được nguồn nguyên liệu, mà còn giải quyết được bài toán gỗ hợp pháp nếu muốn xâm nhập vào các thị trường lớn trên thế giới.
Ông Nguyễn Văn hà – Phó tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, tổng cục đang nỗ lực để nâng chất lượng bảo vệ rừng và làm giàu từ rừng hiện nay. Trong đó, một trong những mục tiêu quan trọng là hỗ trợ của nhà nước (70% kinh phí) để người dân trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC là rất cần thiết, vì nó tạo ra vùng nguyên liệu bền vững, để vừa sản xuất, vừa tạo ra giá trị và bảo vệ môi trường.
Đồng tình với các ý kiến của chuyên gia, ông Kiều Tư Giang – Chi cục trưởng chi cục Lâm nghiệp Yên Bái cho biết, mô hình liên kết công ty và hộ gia đình để phát triển rừng có chứng chỉ là hết sức cần thiết và phù hợp với xu hướng trong giai đoạn hiện nay, góp phần làm tăng giá trị cho hộ gia đình, công ty có sản phẩm bền vững và người dân có thu nhập. Và nếu giải quyết được các khó khăn trong quá trình liên kết, đây sẽ là hướng phát triển hình mẫu của các doanh nghiệp gỗ trong thời gian tới.
GỖ VIỆT số 89
CẨM LÊ
- Xóa mọi rào cản: Để kinh tế tư nhân phát triển
- Bình Dương: Chờ bước đột phá mới
- Liên kết là hướng phát triển tốt nhất
- Mô hình liên kết IKEA: Sáng tạo tạo bền vững
- Năm 2017: Tín hiệu đáng mừng cho sản phẩm gỗ
- Tấn công thị trường nội địa: Chiến lược phục vụ người tiêu dùng
- BloomBerg: Kinh tế Việt Nam hướng đến láng giềng khi Mỹ rút khỏi TPP
- Xuất khẩu gỗ Việt Nam năm 2017: Dự báo mức tăng trưởng chậm lại
- BIFA tăng tốc cuối năm
- Doanh nghiệp gỗ ở Bình Định: Đã sẵn sàng thực thi FLEGT
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu