Hiệp định lâm nghiệp Châu âu: Mở đường cho các công ty gỗ Việt Nam tiến bước

31/07/2017 06:03
Hiệp định lâm nghiệp Châu âu: Mở đường cho các công ty gỗ Việt Nam tiến bước

Một khi Hiệp định đối tác tự nguyện EU-Việt Nam về Tăng cường thực thi lâm luật, Quản trị và Thương mại lâm sản (VPAFLEGT) có hiệu lực, sẽ có nhiều cơ hội cho Việt Nam khi xuất khẩu các sản phẩm gỗ sang châu Âu và các thị trường khác, dưới đây là phát biểu của các đại biểu tham dự hội thảo tại TP HCM ngày 13/6. 

VPA là một hiệp định thương mại tự nguyện giữa EU và các nước sản xuất sản phẩm gỗ nhằm thúc đẩy thương mại gỗ hợp pháp và đảm bảo gỗ hợp pháp được nhập khẩu vào EU từ các nước này. Tháng 11/2016, Việt Nam và EU đã kết thúc đàm phán hiệp định thương mại VPA.
Theo các đại biểu, Hiệp định Lâm nghiệp sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm gỗ của Việt Nam so với những nước không có nhiều quyền kiểm soát ngành lâm nghiệp.
Phát biểu tại một hội thảo về thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đồ gỗ và hàng thủ công sang thị trường châu Âu, bà Jana Herceg, Phó trưởng bộ phận thương mại và kinh tế thuộc Phái đoàn Liên minh châu Âu tới Việt Nam cho biết, Việt Nam là nước thứ hai trong ASEAN ký kết hiệp định này sau Indonesia. Vì vậy, bà cho rằng khi Hiệp định VPA-FLEGT có hiệu lực, nó sẽ thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ. 
Bà chia sẻ, người tiêu dùng châu Âu muốn biết về các điều kiện lao động và các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Nếu các công ty Việt Nam hiểu nhu cầu của người tiêu dùng và đáp ứng các điều kiện này, họ sẽ có cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu sang châu Âu. 
Bà Jana Herceg cũng khẳng định, để thâm nhập thị trường, chất lượng sản phẩm tốt là điều đầu tiên mà công ty cần có. “Một khi bạn có sản phẩm, bạn phải đảm bảo chắc chắn rằng mọi người biết đến sản phẩm của bạn, bạn cần phải tiếp thị và xây dựng thương hiệu tốt.” 
Bà Bùi Thị Việt Anh, Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết chứng chỉ VPA-FLEGT sẽ làm tăng cơ hội xuất khẩu sang các thị trường quan trọng khác. Tuy nhiên, quá trình này tương đối phức tạp, và làm tăng chi phí và thủ tục hành chính ở Việt Nam. 
Các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với các rào cản thương mại và sự cạnh tranh khốc liệt từ các nhà xuất khẩu khác đến thị trường, điều này đòi hỏi họ phải nâng cao chất lượng, cập nhật thông tin và có khả năng cạnh tranh. 
Họ cần đảm bảo nguồn gỗ hợp pháp bằng cách tăng nhập khẩu nguyên liệu từ các quốc gia có nguy cơ thấp kết nối với các nhà nhập khẩu ở các nước phát triển và đầu tư vào trồng rừng ở Việt Nam. Ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch HAWA cho biết, ngoài việc xây dựng thương hiệu thì thiết kế sản phẩm và giá cả là hai yếu tố quan trọng đối với cạnh tranh trong ngành gỗ. Ông nói, thói quen người tiêu dùng của người châu Âu đang thay đổi, và các nhà xuất khẩu cần bắt kịp những xu hướng này, 
Johannes Schwegler từ Chương trình Xúc tiến Nhập khẩu Thụy Sỹ cho biết đang có một xu hướng mới nổi khi sử dụng ván sàn gỗ và các sản phẩm tre lhay thế gỗ nhiệt đới vì sự thân thiện với môi trường và tính chất kỹ thuật của chúng. Ông chia sẻ các sản phẩm gỗ cứng vốn là thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam, vẫn có cơ hội phát triển, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam nên theo kịp xu thế thị trường,
Trong khi bà Bùi Thị Thanh An, Phó  cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại cho biết năm ngoái giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt gần 7 tỷ USD. EU hiện là nước nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn thứ 4 của Việt Nam. Đây cũng là một trong những nhà cung cấp gỗ nguyên liệu cho Việt Nam. Bà cho biết thêm triển vọng xuất khẩu đồ gỗ vào EU năm nay khá tốt. 
GỖ VIỆT số 91
TRẦN TOẢN