Làng nghề với gỗ hợp pháp Cam kết cho sự phát triển bền vững
Các nguồn cung cấp gỗ sạch cho Việt nam ngày càng gia tăng về lượng và giá trị trong giai đoạn từ 2013 đến quý 1 năm 2017. Trong đó, Hoa Kỳ, EU là các thị trường có sự ổn định cao và là nguồn cung cấp gỗ hợp pháp cho Việt nam đều đặn trong thời gian qua. nhưng những nguồn gỗ rủi ro vẫn là một trong những vấn đề cần được quan tâm nhất trong thời gian này. Không chỉ các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu gặp thách thức với nguồn nguyên liệu gỗ, mà các làng nghề truyền thông là nơi dễ tổn thương nhất, một khi nguồn nguyên liệu có tính rủi ro về nguồn gốc xuất xứ có thể tác động lớn đến sự phát triển của làng nghề.
LÀNG NGHỀ VỚI NGUYÊN LIỆU PHÁP
Theo bà Vũ Thị Mai, Giám đốc Công ty đồ gỗ mỹ nghệ Hướng Mai, Đồng Kỵ (Bắc ninh), làng nghề gỗ Đồng Kỵ, một trong làng nghề truyền thống lâu đời,nghề gỗ ở đây được gọi là nghề tổ, cha truyền – con nối. Đây được coi là nghệ thuật và là văn hóa. Khi cam kết nói không với gỗ bất hợp pháp, làng nghề đề nghị quý cơ quan và các ban ngành liên quan tạo điều kiện để Đồng Kỵ giữ được nghề ổn định. Các công ty và hộ gia đình tại đây luôn tuân theo pháp luật và quy định của nhà nước. nói không với gỗ bất hợp pháp, tuy nhiên cũng đề nghị cơ quan nhà nước hãy hỗ trợ cho làng nghệ truyền thống, để dân họ sống được bằng nghề, vì “ruộng bề bề ko bằng nghề trong tay”. Đề trở thành một nghệ nhân thì họ phải học được nghề và phải mất 10 -15 năm, nói gì thì nói thì phải tạo được công văn việc làm cho người dân, Đồng Kỵ hiện không còn nhiều đất ruộng, và giữ lại nghề tổ và đây chính là văn hóa, đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ đã xuất khẩu sang các nước. nhà nước cần hỗ trợ và giúp được làng nghề giữ được nghề tổ và đây chính là tinh hoa của đất nước.
Đồng ý với phát biểu này, ông Huỳnh Văn Hạnh – Phó chủ tịch Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh – HAWA cho biết, ông đánh giá cao khi Hội Mỹ nghệ Đồng Kỵ và các công ty tại làng nghề gỗ, nơi nhiều năm sử dung gỗ rừng tự nhiên để sản xuất sản phẩm đồ gỗ nay đã khi ký cam kết “nói không với gỗ bất hợp pháp”. riêng đối với HAWA, từ năm 2013 đã ra tuyên bố các thành viên ứng xử của gỗ hợp pháp, đặc biệt là chế biến và thương mại đối với sản phẩm sử dụng từ gỗ hợp pháp. ngày 12/5, HAWA đã họp và ra tuyên bố quyết liệt về nói không với gỗ bất hợp pháp, các thành viên của Hội liên quan với chế biến gỗ ký cam kết và xem đây là văn hóa.
Đối với các công ty tham gia hội chợ triển lãm về thị trường nội địa, khi có sản phẩm tham dự triển lãm thì các công ty này phải thực hiện trách nhiệm giải trình, và cam kết tất cả các sản phẩm tham gia hội chợ triển lãm phải có nguồn gốc đảm bảo. Ông Hạnh cũng đề nghị VIForES thay mặt các Hiệp hội đã ký cam kết có văn bản gửi Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn nói rõ: “Cộng đồng Dn Việt nam không sử dụng các loại gỗ bất hơp pháp và đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước có cơ chế, chính sách phù hợp để ứng xử với nguồn gỗ nhập khẩu có rủi ro cao”.
Ông Vũ Quốc Vương – Chủ tịch Hội mỹ nghệ gỗ Đồng Kỵ nhận định, khi kí cam kết là sự chuyển hướng lớn trong nhận thức của làng nghề nhằm thích ứng với sự phát triển mới, cũng như đề nghị nhà nước có vai trò trong việc giúp các làng nghề ổn định và phát triển. Tuy nhiên, việc thực hiện đến nay vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng trong tương lai làng nghề gỗ sẽ phải tiến lên sử dụng các loại gỗ có nguồn gốc hợp pháp.
LOẠI TRỪ RỦI RO
Theo ông Tô Xuân Phúc, Lào và Campuchia là hai nguồn gỗ có tính rủi ro cao, nhưng trong quí I năm 2017, lượng gỗ nhập khẩu từ Campuchia lại tăng đột biến, đó là lý do khiến cho những người làm công tác đánh giá thị trường như ông cảm thấy bối rối. nhưng theo ông Phúc, tin vui là có nhiều làng nghề gỗ phía Bắc sử dụng gỗ nhập khẩu để sản xuất đồ gỗ phục vụ cho thị trường nội địa, và các loại gỗ nhập khẩu từ các nguồn cung cấp gỗ hợp pháp như Hoa Kỳ, EU, new Zealand ngày càng tăng.
Mặt khác, gỗ nhập khẩu từ nguồn rủi ro cao, đi vào chuỗi cung thị trường nội địa đang giảm có thể do cơ chế chính sách, do xu hướng tiêu dùng của giới trẻ trong nước ngày càng ưa chuộng sản phẩm có thiết kế hiện đại, nên nguồn gỗ nhập từ Lào và Campuchia có xu hướng giảm hơn nhiều.
Ông nguyễn Tôn Quyền – Phó chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt nam cho biết đoàn Chính phủ Việt nam và EU đã ký tắt Hiệp định VPA/FLEGT. Hiệp định này bắt đầu được nghiên cứu và sẽ thực hiện trong tương lai sắp tới và liên quan tới rất nhiều doanh nghiệp Việt nam, doanh nghiệp có ảnh hưởng trước mắt cũng như lâu dài chính là doanh nghiệp chế biến gỗ, doanh nghiệp chế biến gỗ là Dn tác động trực tiếp do vậy phải nghiêm túc thực thi nội dung của Hiệp định này. Tại thời điểm hiện nay, các thị trường xuất khẩu của Việt nam quan tâm tới yếu tố môi trường và có sự chuyển hướng về xu hướng, trước thị trường EU nhập khẩu nhiều đồ gỗ ngoài trời, nay đã có sự thay đổi xu hướng này nhập thêm nhiều sản phẩm gỗ khác nữa, và thay đổi loại gỗ sử dụng, với yêu cầu gỗ đó phải là gỗ hợp pháp.
Còn ông nguyễn Phúc, Phó chủ tịch Hội chế biến gỗ tỉnh Bình Dương cho biết, cần đẩy mạnh vấn đề truyền thông về việc không sử dụng gỗ bất hợp pháp để tuyên truyền và lan tỏa tới các Dn, cũng giống như để nó lan tỏa tới các tổ chức quốc tế được biết và có cái nhìn khác đối với ngành gỗ Việt nam trong thời điểm hiện tại.
GỖ VIỆT số 90
NHẬT MINH
- Thương hiệu mạnh bắt nguồn từ gỗ sạch
- Ý kiến chuyên gia: Lòng tin tạo ra hiệu quả
- Liên kết trong ngành gỗ: Tìm lời giải thích hợp cho từng doanh nghiệp
- Xóa mọi rào cản: Để kinh tế tư nhân phát triển
- Bình Dương: Chờ bước đột phá mới
- Liên kết là hướng phát triển tốt nhất
- Mô hình liên kết IKEA: Sáng tạo tạo bền vững
- Năm 2017: Tín hiệu đáng mừng cho sản phẩm gỗ
- Tấn công thị trường nội địa: Chiến lược phục vụ người tiêu dùng
- BloomBerg: Kinh tế Việt Nam hướng đến láng giềng khi Mỹ rút khỏi TPP
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu