Cơ hội đạt giá trị xuất khẩu 8 tỉ USD: Lạc quan nhưng cần thận trọng
Những đánh giá lạc quan của các chuyên gia về cơ hội giá trị xuất khẩu đạt 8 tỉ USD của ngành gỗ Việt Nam tạo ra bầu không khí tích cực cho ngành vào những tháng cuối năm. Nhưng theo ý kiến của những người làm công tác quản lý, chúng ta vẫn cần có sự đánh giá thận trọng, cũng như thực hiện tốt các chính sách của nhà nước để đạt được kết quả tốt nhất và bền vững nhất. Dưới đây là ý kiến của các chuyên gia và những người làm công tác quản lý tại hội thảo “Xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tới năm 2017” vào đầu tháng 10 vừa rồi.
Bà Dương Phương Thảo - Bộ Công Thương:
Xuất khẩu gỗ có cơ hội đạt 8 tỉ là đáng vui mừng, nhưng theo tôi, chúng ta cần trả lời được câu hỏi đâu là động lực chính để có được sự tăng trưởng này, thị trường nào dẫn dắt, sản phẩm nào là sản phẩm chính, và nó là sự đột biến hay phát triển bền vững? Những số liệu đột biến như chỉ sau 9 tháng đã đạt 5,9 tỉ USD giá trị xuất khẩu, liệu con số 8 tỉ vào cuối năm có là khả thi hay không, nếu như các nước có xu hương giảm nhập khẩu ván dăm, ván dán hay ván MDF, hay cả là viên nén. Và liệu những thị trường mới nổi như australia hay Cameroon có đủ bền vững vào cuối năm hay không cũng cần được trả lời rõ ràng, để có cơ sở phát triển trong năm tới, tránh tình trạng xuất khẩu tăng đột biến nhưng không bền vững.
Ông Huỳnh Văn Hạnh - Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh:
Ngành lâm nghiệp Việt Nam có 5 thị trường lớn nhưng trong đó có 3 thị trường xuất khẩu viên nén và dăm gỗ sang đó có tỉ trọng lớn. Đó là điều mà bà Dương Phương Thảo đã băn khoăn. Chính phủ nên có chính sách để tác động thêm để nâng kim ngạch trong những năm sau. Về vấn đề xuất khẩu dăm gỗ, tôi kiến nghị chính phủ nên khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển trồng rừng và xản xuất ván từ dăm gỗ, để tránh nhập khẩu ván từ Trung Quốc. Có thể thực hiện chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng để hỗ trợ các vùng phát triển trồng rừng và sản xuất sản phẩm hoặc ván để xuất khẩu sang các nước khác thay cho việc xuất khẩu dăm và viên nén thì giá trị xuất khẩu sẽ cao hơn rất nhiều, kim ngạch sẽ được nâng cao hơn nữa. Đề nghị chính phủ tập trung thảo luận về vấn đề này để có chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp lâu dài và bền vững.
Ông Võ Đình Tuyên: - Phó vụ trưởng vụ kinh tế ngành - Văn phòng Chính phủ:
Tôi đồng ý với ý kiến của anh Huỳnh Văn Hạnh, chúng ta cần thêm mảng phát triển bền vững khi nghiên cứu thảo luận về chế biến Chính phủ đang có chính sách gắn nhà máy chế biến với nguồn nguyên liệu vậy các Hiệp Hội và Forest Trends cần thảo luận và nghiên cứu về vấn đề này. Như vậy mới hỗ trợ việc phát triển bền vững. Sắp tới Chính Phủ sẽ có hộ nghị thảo luận về các vấn đề khai thác rừng, phát triển bền vững, sử dụng đất đai hiệu quả, bền vững, tranh chấp.
Hệ thống chế biến nằm trong rừng tự nhiên cần phải xem xét lại vì có khả năng những cơ sở này sẽ ảnh hưởng xấu đến rừng tự nhiên. Đối với việc trồng rừng và chính sách phát triển các nhà máy chế biến: Nhà nước mặc dù có chính sách phát triển bền vững, lâu dài nhưng vì lợi ích trước mắt nên nhiều cơ sở xuất khẩu vẫn trồng và khai thác ngắn hạn, như trồng keo khai thác non để xuất khẩu. Do vậy, đề nghị các viện nghiên cứu cần phải nghiên cứu thêm, cần có cơ cấu cây trồng hợp lý (ví dụ cơ cấu cây trồng cho Tây Nguyên). Khi có cơ cấu cây trồng hợp lý thì các nhà máy chế biến mới phát triển được, địa điểm đặt nhà máy mới hợp lý.
Ông Anh Nguyễn Văn Hà - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp
Bức tranh về kim ngạch xuất khẩu như vậy là rất tốt, rất mừng vì kim ngạch có thể đạt 8 tỉ USD và vượt chỉ tiêu trong năm nay. Hiện tại nhiều nước trên thế giới đều đi theo xu hướng sử dụng gỗ hợp pháp như Mỹ, Nhật, Canada… Đây là xu hướng chung, và hiện nay Việt Nam đang cố gắng để xây dựng hệ thống kiểm soát gỗ phục vụ VPa/FLEGT nên một điều đáng mừng khi các doanh nghiệp đã nhận thấy gỗ hợp pháp là quan trọng. Vừa rồi, đã có một số loài gỗ đưa vào phụ lục của CITES trong khi Việt Nam là một thành viên tham gia công ước này nên bắt buộc phải thực thi. Hiện tại thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có Quyết định 38 để khuyến khích trồng rừng gỗ lớn để gia tăng sản xuất, chế biến sản phẩm gỗ và hạn chế xuất khẩu gỗ nguyên liệu, nâng cao giá trị trên 1 ha đất rừng.
GỖ VIỆT số 94
BBT GỖ VIỆT
- Xuất khẩu gỗ có cơ hội đạt 8 tỉ USD
- Sự khác biệt của những làng nghề: Những bài học từ Bình Dương
- Doanh nghiệp gỗ: Giải bài toán tăng năng suất
- VIỆT NAM VÀ EU KÝ TẮT VPA/FLEGT: Thúc đẩy sự phát triển ngành gỗ
- Làng nghề gỗ và thách thức từ VPA/FLEGT
- Định vị công nghiệp sản xuất và xuất khẩu viên nén gỗ: Đón Đầu cơ hội phát triển
- Hiệp định lâm nghiệp Châu âu: Mở đường cho các công ty gỗ Việt Nam tiến bước
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 6 tháng đầu năm:Lạc quan với mục tiêu tăng trưởng
- Làng nghề với gỗ hợp pháp Cam kết cho sự phát triển bền vững
- Thương hiệu mạnh bắt nguồn từ gỗ sạch
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu