Giá gỗ cao su tăng cao: Cần quản lý chặt chẽ để tránh rủi ro
Quyết định đóng cửa rừng tự nhiên của Thủ tướng Chính phủ và nhu cầu sử dụng đồ gỗ cao su ngày càng cao đã tạo ra một cơn sốt với nguyên liệu gỗ cao su, giá gỗ tăng mạnh và nhu cầu mua gỗ cao su tăng lên quá nhanh.
Từ đầu năm tới nay, giá các loại nguyên liệu gỗ cao su đã tăng khoảng 30-40% gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu. Theo nhiều chuyên gia, nguồn nguyên liệu gỗ phục vụ chế biến gỗ xuất khẩu sẽ tiếp tục khan hiếm trong dài hạn.
GIÁ GỖ CAO SU TĂNG
Theo các doanh nghiệp chế biến gỗ, trong những năm gần đây, gỗ cao su được sử dụng nhiều để sản xuất các sản phẩm nội ngoại thất, phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu nên nhu cầu trong nước đối với gỗ cao su lớn.
Trong khi đó, từ đầu năm 2017, Trung Quốc đã đóng cửa rừng, không cho phép khai thác và xuất khẩu gỗ nguyên liệu nên các thương nhân Trung Quốc tràn qua nhiều nước khác để thu mua gỗ.
nguyên liệu. Điều này càng khiến giá gỗ cao su tăng cao. Bên cạnh đó, giai đoạn 2020-2025 là giai đoạn thấp điểm thanh lý gỗ cao su của các doanh nghiệp trồng cao su nên nguồn cung gỗ trong nước sẽ càng khó khăn hơn.
Theo ông Lê Minh Đức, Giám đốc Công ty cổ phần gỗ Trường Phát, việc giá gỗ nguyên liệu đầu vào tăng cao do cạnh tranh ngày càng cao, các doanh nghiệp chế biến gỗ phải tận dụng hết giá trị của nguyên liệu, và khiến cho gỗ cao su tăng giá. Nhưng không chỉ vì thương nhân Trung Quốc khiến giá gỗ tăng cao, vì chính họ cũng đang than phiền về giá cả thời điểm này. Theo ông, giá gỗ cao su tăng lên còn do một nguyên nhân khác, đó là do đấu giá, cạnh trạnh mua cây gỗ nguyên liệu.
Ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia phân tích chính sách tại tổ chức Forest Trends cho biết Trung Quốc đã đóng cửa rừng trên toàn quốc từ đầu năm 2017 khiến nước này thiếu hụt khoảng 50 triệu m3 gỗ mỗi năm và phải bù vào bằng lượng nhập khẩu. Trước kia, Malaysia cung cấp một lượng lớn gỗ cao su cho thị trường Trung Quốc nhưng kể từ đầu năm 2017, Malaysia cũng ra lệnh cấm xuất khẩu gỗ này. Do đó, Việt Nam có thể là một trong những thị trường mà thương nhân Trung Quốc sang tìm mua nguyên liệu khiến giá cao su tăng mạnh trong thời gian qua.
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
“Gỗ cao su hiện đang được sử dụng rất nhiều trong sản xuất đồ gia dụng, không chỉ cho thị trường trong nước mà còn phục vụ cho xuất khẩu. Dự báo, nhu cầu của thị trường sẽ vẫn tiếp tục nóng trong thời gian tới và mang lại nhiều lợi nhuận cho người trồng cao su”, một thương lái nói.
Nhưng bán cả cây gỗ cao su ồ ạt như ở Bình Phước trong thời gian qua thật đáng để các cơ quan quản lý, dù sự thay đổi này có thể mang đến sự đột phá cho giá gỗ cao su trong thời điểm thị trường chưa ổn định.
Chị Nguyễn Thị Hiền, một hộ gia đình trồng cao su ở xã Thành Tâm, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước cho biết, tổng diện tích của hộ gia đình là trên 5 ha, và gia đình vừa bán thanh lý gỗ cao su dạng cây đứng, bán gỗ trôi nổi, cũng như không có giấy tờ gì cả. Khi có thương lái hỏi mua, thường là mua trọn vườn, cả hai bên sẽ thỏa thuận về giá cả để có mức giá hợp lý. Bên mua gỗ cao su thanh lý không đòi hỏi giấy tờ và cũng không cần giấy tờ gì cả với giá rất cao, lên tới 1 triệu/ một cây.
Chính điều này khiến cho việc kiểm soát nguồn gỗ trở nên khó khăn hơn với các cơ quan quản lý, tạo ra thực trạng không sáng sủa cho việc điều tiết nguồn nguyên liệu và đánh giá thị trường của các chuyên gia.
Theo ông Nguyễn Đức Thuyên, Giám đốc Công ty đầu tư xây dựng cao su Phú Thịnh, để tránh việc xáo động thị trường và nguồn nguyên liệu gỗ cao su bị đẩy lên cao, cần có sự cảnh báo của các hiệp hội và các cơ quan quản lý. Đồng thời, cần có sự liên kết và cộng tác, và trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp trong khối để giảm thiểu rủi ro.
GỖ VIỆT số 96
NAM ANH
- Thị trường dăm gỗ Việt Nam: Liên kết để thúc đẩy phát triển
- Xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2017: Đón cơ hội từ Hiệp định FLEGT/VPA
- Cơ hội đạt giá trị xuất khẩu 8 tỉ USD: Lạc quan nhưng cần thận trọng
- Xuất khẩu gỗ có cơ hội đạt 8 tỉ USD
- Sự khác biệt của những làng nghề: Những bài học từ Bình Dương
- Doanh nghiệp gỗ: Giải bài toán tăng năng suất
- VIỆT NAM VÀ EU KÝ TẮT VPA/FLEGT: Thúc đẩy sự phát triển ngành gỗ
- Làng nghề gỗ và thách thức từ VPA/FLEGT
- Định vị công nghiệp sản xuất và xuất khẩu viên nén gỗ: Đón Đầu cơ hội phát triển
- Hiệp định lâm nghiệp Châu âu: Mở đường cho các công ty gỗ Việt Nam tiến bước
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu