Thị trường dăm gỗ Việt Nam: Liên kết để thúc đẩy phát triển
Một trong những khó khăn lớn nhất của thị trường dăm gỗ Việt Nam trong hai năm trở lại đây là bị ép giá bởi Trung Quốc, và dù đây là vấn đề được nói đến nhiều nhất và có nhiều giải pháp được đưa ra, nhưng chưa thể giải quyết được tận cùng vướng mắc này
LIÊN KẾT DOANH NGHIỆP KÉM
Làm thế nào để khắc phục tình trạng giá dăm giảm, ông Trần Lê Huy, Hiệp hội gỗ và Lâm sản Bình Định đặt ra câu hỏi chung cho ngành dăm gỗ Việt Nam, khi các doanh nghiệp thiếu đoàn kết, do vậy bị ép giá bởi Trung Quốc. Tuy dăm có ở Nam Mỹ và Australia, nhưng giá của họ bán ra vẫn cao, kể cả bao gồm giá vận chuyển, và doanh nghiệp chế biến dăm gỗ Việt Nam cần làm gì để tăng được giá bán và phát triển thị trường.
Đầu tiên, do Trung Quốc đã hiểu và nắm được các vùng nguyên liệu của Việt Nam, và biết được các doanh nghiệp nhỏ vốn ít, không thể giữ hàng để tăng giá được, nên luôn ép giá dăm gỗ buộc các doanh nghiệp phải bán vì sợ mất cơ hội vào tay doanh nghiệp khác.
Hiện nay, chất lượng dăm Việt Nam thấp hơn các nước khác do việc kiểm soát chất lượng dăm keo không tốt, nên cần củng cố việc kiểm soát chất lượng nguyên liệu từ khi khai thác. Đồng thời, gỗ có chứng chỉ, gỗ có kiểm soát (control wood) hiện tại đang là trở ngại cho ngành dăm ở Việt Nam, để có được chứng chỉ FSC đối với các doanh nghiệp Việt Nam rất khó vì sẽ tăng chi phí lên mức quá cao.
Lượng dăm giảm vì nhu cầu giấy đang giảm vì công nghệ điện thoại thông minh đang phát triển, nên ngành dăm đang phát triển theo hướng tăng chất lượng dăm để sản xuất bột giấy chất lượng cao. Các đối tác nước ngoài đang yêu cầu chất lượng dăm xuất khẩu phải tăng. Đó là một trong những khúc mắc mà các doanh nghiệp cần chính phủ hỗ trợ để người trồng rừng không thu hoạch rừng non để tăng chất lượng dăm của Việt Nam.
Ông Nguyễn Như Xuân, Phó tổng giám đốc Công ty VijaChip đánh giá, với mức độ như hiện tại, ngành dăm có thể đạt 1 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu, trong khi chủ yếu do các hộ gia đình trồng rừng cung cấp nguyên liệu. Và hiện tại ngành dăm đang sử dụng gỗ tận dụng, những phần gỗ có vanh lớn, đường kính lớn thì sử dụng làm ván bóc.
Mặt khác, ba thị trường xuất khẩu chính của dăm gỗ Việt Nam là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc có lợi thế về vị trí địa lý, và Việt Nam có lợi thế trồng keo, dăm keo các đối tác Nhật Bản đã chấp nhận, trong khi nguồn cung từ Australia, Indonesia và Thái Lan chủ yếu là dăm bạch đàn. Vậy việc cần làm là xây dựng thương hiệu cho ngành dăm keo Việt Nam, nhưng một trong những khó khăn là các hộ gia đình được phân diện tích đất rất nhỏ, có hộ gia đình chỉ 0,5 ha nên việc thực hiện chính sách trồng cây gỗ lớn rất khó.
THÁO GỠ KHÓ KHĂN
Theo ông Huỳnh Văn Hạnh, hiện tại không còn mâu thuẫn giữa ngành dăm gỗ và ngành chế biến gỗ vì ngành dăm sử dụng nguyên liệu mà ngành chế biến đồ gỗ không sử dụng được. Nhưng lại nổi lên vấn đề liên kết trong doanh nghiệp chế biến dăm gỗ, và thực trạng này phải được giải quyết càng sớm càng tốt, để dăm gỗ Việt Nam không mất chỗ đứng trên thị trường thế giới, cũng như tạo ra sự phát triển bền vững.
Trong khi đó, ông Nguyễn Tôn Quyền lại chỉ ra có những mô hình liên kết rất tốt tại Việt Nam, như công ty cổ phần Nam Định, một năm sử dụng 1 triệu m3 gỗ nguyên liệu, nên đã liên kết với nhiều hộ gia đình. Công ty Wood land cũng đã liên kết với các hộ gia đình, hỗ trợ hộ gia đình và bao tiêu sản phẩm để đảm bảo nguồn cung đạt chất lượng cũng như có tính pháp lý.
Đồng tình ý kiến này, ông Lê Khắc Côi, Phó chủ tịch Hội chủ rừng Việt Nam cho biết, việc đầu tư vào ngành dăm gỗ là đầu tư hỗ trợ cho các hộ gia đình. Nếu chính phủ đánh thuế, không thể ảnh hưởng đến giá xuất khẩu dăm gỗ, khi giá dầu giảm thì giá dăm mới giảm và sức cạnh tranh lớn hơn, và thuế ảnh hưởng đến giá thu mua nguyên liệu từ người nông dân. Nên viêc đánh thuế và giá dăm gỗ giảm ảnh hưởng nhiều đến hộ gia đình.
Vì vậy, cốt lõi của vấn đề là không có chuyện dăm cạnh tranh với ngành chế biến sản phẩm gỗ mà chỉ ảnh hưởng đến các hộ dân trồng rừng. Nếu không có lợi ích từ việc trồng rừng, người dân có thể không trồng rừng mà làm các công việc khác có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội.
GỖ VIỆT số 95
CẨM LÊ
- Xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2017: Đón cơ hội từ Hiệp định FLEGT/VPA
- Cơ hội đạt giá trị xuất khẩu 8 tỉ USD: Lạc quan nhưng cần thận trọng
- Xuất khẩu gỗ có cơ hội đạt 8 tỉ USD
- Sự khác biệt của những làng nghề: Những bài học từ Bình Dương
- Doanh nghiệp gỗ: Giải bài toán tăng năng suất
- VIỆT NAM VÀ EU KÝ TẮT VPA/FLEGT: Thúc đẩy sự phát triển ngành gỗ
- Làng nghề gỗ và thách thức từ VPA/FLEGT
- Định vị công nghiệp sản xuất và xuất khẩu viên nén gỗ: Đón Đầu cơ hội phát triển
- Hiệp định lâm nghiệp Châu âu: Mở đường cho các công ty gỗ Việt Nam tiến bước
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 6 tháng đầu năm:Lạc quan với mục tiêu tăng trưởng
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu