Chỉnh thước ngắm vào thị trường Mỹ
Ba tháng đầu năm 2024, trị giá xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ chiếm 53,2% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, đạt hơn 1,89 tỉ USD, tăng hơn 36,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Mỹ là thị trường trọng điểm của ngành gỗ Việt Nam, qua khảo sát cho thấy, các sản phẩm nội thất như kệ để giày, khung giường, tủ quàn áo bàn làm việc gấp gọn, kệ nhà bếp, kệ phòng tắm, sản phẩm quà tặng cá nhân hoá… đang bán rất tốt tại thị trường này.
Muốn vào Mỹ, phải hiểu người Mỹ
Bà Nguyễn Thanh Yến My, Quản lý tài khoản cấp cao Amazon Global Selling Việt Nam cho biết, Việt Nam có rất nhiều nhà máy sản xuất đồ gỗ, nội thất, hàng thủ công mỹ nghệ có kinh nghiệm gia công. Nguồn nguyên vật liệu đa dạng và chất lượng cao, lao động có tay nghề khéo léo. Bên cạnh đó, hàng hoá từ Việt Nam dễ dàng nhập khẩu vào các khu vực thị trường rộng lớn nhờ ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do.
Nhưng trong năm 2024 đã có rất nhiều thay đổi về thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ đối với các sản phẩm đồ gỗ nội ngoại thất. Bên cạnh đó là những thay đổi trong xu hướng chi tiêu của người dân nước này trước những biến đổi của thế giới.
Theo các nghiên cứu mới đây, một sự gia tăng lớn trong các dự án cải tạo đang diễn ra tại đất nước này, khi có nhiều chủ nhà ở nhà hơn cả trong thời kỳ đại dịch Covid 19. Sau hơn một thập kỷ tăng trưởng liên tục, các chuyên gia dự đoán rằng chi tiêu hàng năm cho việc cải thiện nhà cửa tại Mỹ đang có xu hướng giảm.
Khi chủ sở hữu nhà phải đối mặt với những bất ổn về tài chính và nguy cơ suy thoái kinh tế, họ ngày càng có xu hướng đẩy lùi các dự án cải thiện để tiến hành thay thế và sửa chữa cần thiết—với mức giảm 2,8% dự kiến cho đến quý thứ hai của năm 2024. Vậy, điều đó có ý nghĩa gì đối với doanh nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam.
Ông Jimmy Wang, quản lý cấp cao về tìm kiếm nhà cung ứng Wayfair cho biết, thật đơn giản, các doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện cách tiếp cận chủ động trong tiếp thị để duy trì hoạt động kinh doanh và phát triển.
Nhưng một con số thống kê đáng lưu ý cách đây nhiều năm cho thấy, mặc dù là một trong những nước xuất khẩu đồ gỗ vào Mỹ lớn nhất thế giới nhưng chỉ có 7% doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận trực tiếp đối với người tiêu dùng nước này.
Có thể, các doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước không thể bỏ qua bất kì bước tìm hiểu thị trường quan trọng nào nhưng việc theo kịp các xu hướng mới nhất tại thị trường Mỹ là điều cần thiết để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của hướng chi tiêu của người dân Mỹ.
Trong năm 2024, sự nhấn mạnh vào tính bền vững sẽ tiếp tục tăng lên. Trong năm 2019, gần 40% người tiêu dùng ở Hoa Kỳ cho biết họ đã mua các sản phẩm cải thiện nhà cửa xanh hoặc thân thiện với môi trường trong vòng 12 tháng và rõ ràng là xu hướng này đang lan rộng sang lĩnh vực cải tạo.
Xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Mỹ (Hình minh họa). Nguồn: Gỗ việt
Các chủ nhà Mỹ ngày càng quan tâm đến các thiết kế tiết kiệm năng lượng và công nghệ nhà thông minh giúp giảm tác động đến môi trường. Như thiết kế năng lượng mặt trời thụ động: Cách tiếp cận này tối đa hóa ánh sáng và nhiệt tự nhiên từ mặt trời để giảm nhu cầu chiếu sáng và sưởi ấm nhân tạo. Các tính năng bao gồm cửa sổ lớn hướng về phía Nam, phần nhô ra để che nắng và vật liệu khối nhiệt như bê tông hoặc đá để hấp thụ và giải phóng nhiệt.
Sử dụng vật liệu tái chế hoặc thân thiện với môi trường như gỗ rừng hợp pháp, sàn tre, mặt bàn kính tái chế và sơn có hàm lượng VOC (hợp chất hữu cơ dễ bay hơi) thấp giúp giảm tác động đến môi trường và nâng cao chất lượng không khí trong nhà. Các sản phẩm cách nhiệt hiệu suất cao: Lắp đặt vật liệu cách nhiệt chất lượng cao và cửa sổ tiết kiệm năng lượng sẽ ngăn ngừa thất thoát hoặc tăng nhiệt, giúp giảm nhu cầu sưởi ấm hoặc làm mát quá mức.
Việc kết hợp các công nghệ nhà thông minh giúp điều chỉnh việc sử dụng năng lượng, chẳng hạn như hệ thống chiếu sáng tự động, bộ điều nhiệt và giám sát năng lượng, có thể giúp chủ nhà tối ưu hóa mức tiêu thụ năng lượng của mình.
Theo ông Jimmy Wang, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những sản phẩm để chứng minh mình là người phù hợp để lựa chọn, không chỉ bằng chất lượng sản phẩm, những yếu tố lắp dễ dàng, thân thiện môi trường hay chi phí hợp lý, mà còn cần nhấn mạnh vào việc tiết kiệm chi phí, hiệu quả sử dụng và sự hài lòng của khách hàng.
Nắm bắt tốt xu hướng
Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam lưu ý, dân số Mỹ đang ngày càng già đi. Đến năm 2030, cứ năm người ở Hoa Kỳ thì có một người từ 65 tuổi trở lên và đến năm 2034, lần đầu tiên số người lớn tuổi sẽ đông hơn số trẻ em dưới 18 tuổi.
Vì thế, với nhiều người cao tuôir, việc sửa đổi tại chỗ sẽ tiết kiệm chi phí hơn đáng kể so với việc di chuyển hoặc trang bị thêm ngôi nhà sau này. Những điều chỉnh này cho phép chủ nhà tạo ra những không gian an toàn hơn, dễ tiếp cận hơn, đáp ứng nhu cầu và giúp họ có thể sống thoải mái trong nhà mình trong thời gian dài hơn.
Một số cải tạo cụ thể tại chỗ và các tính năng thích ứng được dự đoán sẽ trở nên phổ biến hơn trong những năm tới mà doanh nghiệp Việt Nam có thể lưu ý, đó là sửa chữa nhà bếp. Nhà bếp cũ tập trung vào tính dễ sử dụng và khả năng tiếp cận. Các tính năng phổ biến bao gồm mặt bàn gỗ hạ thấp, kệ kéo, tủ đựng đồ dễ tiếp cận và các thiết bị có bộ điều khiển thân thiện với người dùng.
Việc kết hợp các thiết bị thông minh, như cảm biến chuyển động, trợ lý kích hoạt bằng giọng nói, bộ điều nhiệt thông minh và hệ thống giám sát từ xa, có thể giúp người cao tuổi quản lý các chức năng trong nhà, tăng cường an toàn và tối đa hóa sự tiện lợi.
Đối với các sản phẩm gỗ ngoài trời, bà Yến My cho biết, không gian ngoài trời đa chức năng đang trở thành xu hướng chính trong việc tu sửa nhà tại Mỹ khi chủ nhà mong muốn tối đa hóa không gian ngoài trời của mình. Nói một cách đơn giản, xu hướng này liên quan đến việc tạo ra các khu vực ngoài trời trên cao hoặc nhiều tầng để mở rộng không gian sống ra ngoài sân sau truyền thống.
Không gian trên cao không chỉ mang lại tầm nhìn và bầu không khí tốt hơn mà còn tạo ra các khu vực riêng biệt cho nhiều hoạt động khác nhau, từ ăn uống ngoài trời đến tập yoga. Ngoài ra, không gian ngoài trời được thiết kế tốt có thể tăng đáng kể sức hấp dẫn và giá trị của bất động sản, thu hút người mua tiềm năng trong tương lai.
Hồng Giang (Gỗ Việt số 165, tháng 4 năm2024)
- Các nhà xuất khẩu đồ nội thất của Indonesia lo ngại về các quy định cấm phá rừng của EU
- Áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng sức cạnh tranh đồ nội thất và thủ công của Indonesia
- Yên Bái có tiềm năng lớn về bán tín chỉ carbon
- Sản xuất xanh: Lợi thế cạnh tranh toàn cầu
- Gỗ rừng trồng FSC: Chìa khóa thành công của doanh nghiệp
- Gỗ có chứng chỉ FSC: Hướng đi lâu dài của ngành gỗ
- Truy xuất nguồn gốc gỗ trong EUDR: Doanh nghiệp cần tổ chức lại chuỗi cung
- FSC cam kết triển khai thành công EUDR
- FSC cho lâm sản ngoài gỗ: Tiếp cận thị trường thế giới
- REIMAGINE: Cùng AHEC lưu giữ những kí ức Ấn Độ
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu
-
MIFF (Hội chợ đồ nội thất quốc tế Malaysia) khởi động cho mùa mua hàng Châu Á 2025
-
Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tọa đàm Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu