Chuẩn bị để thích ứng với quy định chống mất rừng của EU: Vai trò của nhà nước trong phân loại rủi ro với Quốc gia/ vùng sản xuất
BẢN TIN 01. CHUẨN BỊ ĐỂ THÍCH ỨNG VỚI QUY ĐỊNH CHỐNG MẤT RỪNG CỦA EU - VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG PHÂN LOẠI RỦI RO VỚI QUỐC GIA/VÙNG SẢN XUẤT.
EU là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Hiện ba mặt hàng quan trọng Việt Nam xuất khẩu vào EU bao gồm cà phê, gỗ và cao su nằm trong phạm vi điều chỉnh của EUDR. Chủ động tham vấn với EU đóng vai trò tối quan trọng, nhằm giảm thiểu rủi ro cho khâu xuất khẩu 3 mặt hàng này trong tương lai.
Bản tin 01 – Chuẩn bị để thích ứng với Quy định chống mất rừng của EU: Vai trò của nhà nước trong phân loại rủi ro với quốc gia /vùng sản xuất nhấn mạnh vào vai trò của các cơ quan quản lý của Việt Nam trong việc chủ động tiếp cận và thực hiện tham vấn với EU về thông tin giúp cho quá trình phân loại quốc gia theo hướng khách quan và có lợi cho Việt Nam. Một số thông tin cơ bản trong Bản tin bao gồm:
- Cà phê, gỗ và cao su là ba nhóm mặt hàng quan trọng của Việt Nam hiện đang xuất khẩu vào EU. Giá trị kim ngạch xuất khẩu ba mặt hàng vào EU mỗi năm lên tới trên 2 tỷ USD.
- Chuỗi cung của ba mặt hàng này hiện tương đối phức tạp, với khâu sản xuất chủ yếu được đảm nhận bởi các nông hộ; khâu thu mua sản phẩm từ hộ được đảm nhận bởi mạng lưới tư thương hoạt động ở các địa bàn và cấp độ khác nhau; khâu chế biến và xuất khẩu tập trung chủ yếu tại các doanh nghiệp lớn. Tại một số nơi, hoạt động trong khâu trung gian của chuỗi đặc biệt giữa hộ sản xuất và tư thương diễn ra tương đối lỏng lẻo, thiếu cơ chế kiểm tra giám sát về mức độ tuân thủ với các yêu cầu pháp lý tại các khâu này. Trừ nguồn cung từ các diện tích đã đạt chứng chỉ bền vững, các nguồn cung hiện tại với chuỗi cung như hiện nay khó có thể thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
- Nhìn chung, rủi ro về mất rừng liên quan tới quá trình sản xuất 3 mặt hàng nêu trên là thấp. Tuy nhiên, việc thu thập và tài liệu hóa các bằng chứng để minh chứng cho điều này đòi hỏi cần có đủ nguồn lực về con người, kỹ thuật và tài chính. Chính phủ Việt Nam cùng với các doanh nghiệp và đối tác cần dành ưu tiên về nguồn lực để thực hiện việc này càng sớm càng tốt.
- Việt Nam đã và đang có nhiều nỗ lực nhằm bảo vệ rừng tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN & PTNT) đã ban hành Khung kế hoạch hành động thích ứng EUDR, tập trung vào tăng cường giám sát các vùng rủi ro cao, chủ động trao đổi với EU, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, rà soát bản đồ thực địa... Bộ cũng đã yêu cầu UBND các tỉnh triển khai Khung kế hoạch này. Bộ NN & PTNT cũng cần phối với với các bộ, ban ngành khác, đặc biệt Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm thống nhất cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng và đất nông/lâm nghiệp. Ngoài ra, các cơ quan quản lý và các ngành hàng cần rà soát, đánh giá chuỗi cung của ba ngành hàng hiện tại, chủ động chia sẻ thông tin với EU về thực trạng của chuỗi cung của 3 mặt hàng, tăng cường hoạt đông kiểm soát và truy xuất chuỗi, bảo vệ rừng tự nhiên. Đây là nguồn thông tin đầu vào quan trọng giúp EU đánh giá chính xác và khách quan mức độ rủi ro mất rừng tại quốc gia/ vùng sản xuất. Thiếu các thông tin đầu vào này có thể dẫn đến kết quả Việt Nam bị xếp vào nhóm rủi ro cao. Điều này sẽ mang lại tác động tiêu cực lớn cho ba ngành nêu trên.
Bản tin đầy đủ vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY. Vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng thông tin trong Bản tin này.
Gỗ Việt
- Tình hình sản xuất và xuất khẩu viên nén của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023
- Tình hình sản xuất và xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023
- Sản xuất và xuất khẩu viên nén từ Việt Nam, thực trạng và xu hướng thị trường đầu ra sản phẩm
- Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2022 và xu hướng năm 2023
- Báo cáo Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ vùng địa lý tích cực và không tích cực hết năm 2022
- Báo cáo: Việt Nam xuất khẩu viên nén năm 2022
- Báo cáo: Việt Nam xuất khẩu dăm gỗ năm 2022
- Báo cáo: Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đến hết tháng 11/2022
- Báo cáo: Việt Nam xuất khẩu viên nén đến hết tháng 11/2022
- Báo cáo: Việt Nam xuất khẩu dăm gỗ đến hết tháng 11/2022
-
Đại hội Chi hội gỗ dán Việt Nam nhiệm kỳ III, giai đoạn 2024 – 2027
-
Thị trường các bon - Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng
-
Ngành Lâm nghiệp đồng hành cùng doanh nghiệp sẵn sàng thích ứng với EUDR
-
Thiệt hại nặng nề từ bão số 3, doanh nghiệp ngành dăm đề nghị sớm được hỗ trợ
-
Đáp ứng EUDR đối với sản phẩm gỗ và cao su thiên nhiên theo tiêu chuẩn PEFC EUDR