Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2022 và xu hướng năm 2023

27/03/2023 09:36
Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2022 và xu hướng năm 2023

Năm 2022 mặc dù bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và cuộc chiến giữa Nga – Ukraine, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam vẫn đạt 15,67 tỷ USD, tăng 10,9% so với năm 2021. Ở chiều nhập khẩu,kim ngạch G&SPG Việt Nam nhập khẩu từ các quốc gia đạt gần 3,1 tỷ USD, tăng 5,6% giá trị kim ngạch so với năm 2021. 

Báo cáo cập nhật thông tin về tình hình xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong năm 2022 và đưa ra một số dự báo về tình hình thị trường năm 2023. Bên cạnh các thông tin về thương mại của các mặt hàng quan trọng, Báo cáo còn cung cấp thông tin về một số khía cạnh rủi ro trong một số mặt hàng xuất và nhập khẩu. Các nét chính trong Báo cáo này gồm:

Ở khâu xuất khẩu: Năm 2022 mặc dù bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và cuộc chiến giữa Nga – Ukraine, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam vẫn đạt 15,67 tỷ USD, tăng 10,9% so với năm 2021.

Các thị trường xuất khẩu chính: Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt được từ một số thị trường xuất khẩu chính trong năm 2022 bao gồm:

Thị trường Mỹ, Việt Nam xuất trên 8,48 tỷ USD gỗ và sản phẩm gỗ năm 2022, tăng 0,9% so với năm 2021, chiếm 54,1% giá trị xuất khẩu G&SPG của Việt Nam từ tất cả các thị trường.

Thị trường Trung Quốc, xuất trên 2,17 tỷ USD, tăng 46% so với năm 2021, chiếm 13,8% giá trị xuất khẩu G&SPG của Việt Nam từ tất cả các thị trường.

Thị trường Nhật Bản, xuất trên 1,89 tỷ USD, tăng 36% so với năm 2021, chiếm 12,08% giá trị xuất khẩu G&SPGcủa cả Việt Nam.

Thị trường Hàn Quốc, xuất trên 1,01 tỷ USD, chiếm 6,5% giá trị xuất khẩu G&SPG vào tất cả các thị trường, tăng 16,5% so với năm 2021.

Thị trường EU_27 (không bao gồm Anh), xuất trên  645,71 triệu USD, chiếm 4,1% tổng giá trị xuất khẩu, tăng 8% so với năm trước đó.

Thị trường Anh, xuất trên  232,92 triệu USD, giảm 8,5% so với năm trước đó, chiếm 1,5% tổng giá trị xuất khẩu.

Các mặt hàng xuất khẩu chính trong năm 2022 gồm:

Đồ gỗ (HS 9403), xuất 6,83 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm 2021, chiếm 43,6% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG.

Ghế ngồi (HS 9401, xuất 2,98 tỷ USD, giảm 14,1%% so với năm 2021, chiếm 19% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG.

Dăm gỗ (HS 4401.22), xuất 15,81 triệu tấn, đạt 2,78 tỷ USD, tăng 16,2% về lượng và 60,4% về giá trị so với năm 2021. Kim ngạch xuất khẩu dăm năm 2022 chiếm 17,8% tổng giá trị xuất khẩu G&SPG.

Gỗ dán/gỗ ghép, xuất 2,74 triệu m3, đạt 1,03 tỷ USD, giảm 5,1% về lượng và 4,3% về giá trị so với năm 2021. Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 chiếm 6,6% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG.

Viên nén, xuất 4,88 triệu tấn, đạt 787,1 triệu USD, tăng 39,4% về lượng và 90,6% về giá trị so với năm 2021. Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 chiếm 5% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG.

Ván bóc, xuất 1,05 triệu m3, đạt 175,91 triệu USD, giảm 47,9% về lượng và 19,1% về giá trị so với 2021. Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 chiếm 1,1% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG.

khâu nhập khẩu: Năm 2022, kim ngạch G&SPG Việt Nam nhập khẩu từ các quốc gia đạt gần 3,1 tỷ USD, tăng 5,6% giá trị kim ngạch so với năm 2021.

Các thị trường chính Việt Nam nhập khẩu G&SPG trong năm 2022 bao gồm: Trung Quốc: 912,7 triệu USD, giảm 10,3% so với kim ngạch năm 2021; Hoa Kỳ: 345 triệu USD, tăng 5,9% so với năm 2021; Cam-mơ-run: 260,37 triệu USD, tăng 43,6% so với năm 2021; Thái Lan: 125,65 triệu USD, giảm 3,0% về giá trị kim ngạch so với năm 2021; Lào: gần 138,76 triệu USD, tăng 31,5% so với kim ngạch 2021; Malaysia: 110,5 triệu USD, tăng 71,6% so với 2021.

Các mặt hàng G&SPG chính Việt Nam nhập trong năm 2022 gồm: 

Gỗ tròn, nhập khẩu 2,53 triệu m3, tương đương gần 748,2 triệu USD về kim ngạch, tăng 31,2% về lượng và 43,4% về giá trị so với 2021.

Gỗ xẻ, nhập gần 2,7 triệu m3 và gần 1,2 tỷ USD, giảm 3,6% về lượng nhưng tăng 8,8% về giá trị so với 2021.

Ván bóc,  nhập khẩu 242,7 ngàn m3, trị giá 300,6 triệu USD, giảm 20,7% về lượng, tăng 8,3% về giá trị so với 2021.

Ván sợị, nhập khẩu 549,5 ngàn m3, gần 172 triệu USD, giảm 33,3% về lượng, giảm 19,8% về giá trị so với 2021.

Gỗ dán, nhập 358,2 ngàn m3, 177,2 triệu USD, giảm 34,7% về lượng, giảm 23,8% về giá trị so với 2021.

Ghế ngồi, nhập 134,7 triệu USD, giảm 33,2% so với 2021.

Đồ gỗ, nhập 162,2 triệu USD, giảm 4,3% so với 2021.

Năm 2022 chứng kiến một số mặt hàng xuất nhập khẩu có tín hiệu rủi ro. Tại khâu xuất khẩu, rủi ro này hình thành bởi các mặt hàng này nằm trong danh mục bị điều tra bởi các cơ quan chức năng của các nước nhập khẩu điều tra. Tại khâu nhập khẩu, các mặt hàng rủi ro được xác định theo các yêu cầu pháp lý của Việt Nam hoặc/và có tín hiệu vi phạm quy định về gian lận thương mại.

Vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng thông tin trong báo cáo này.

Gỗ Việt