ĐIÊU KHẮC GỖ BÌNH DƯƠNG: Nét văn hóa tạo ra sự khác biệt
Ở mảnh đất Bình Dương, nghề chạm khắc gỗ đã có hàng trăm năm tuổi, cùng với đó là hàng trăm nghệ nhân, thợ lành nghề của cả nước đã giúp cho nghề điêu khắc gỗ nơi đây trở nên sinh động và phong phú hơn.
Sự đa dạng của làng nghề
Theo thống kê, hiện Bình Dương có trên 100 cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ. Gần 2/3 cơ sở này có xuất phát từ các nghệ nhân của các tỉnh thành khác. Việc Bình Dương trở thành thủ phủ gỗ của cả nước, kéo theo hàng trăm doanh nghiệp, nghệ nhân, thợ lành nghề cả nước về tìm kiếm cơ hội.
Chính vì thế thị trường gỗ mỹ nghệ Bình Dương đầy đủ màu sắc của các làng mộc nổi tiếng như Đồng Kỵ-Bắc Ninh, Vạn Phúc-Hà Nội, Kim BồngQuảng Nam, An Tường-Vĩnh Phúc, Hạ Vũ-Thanh Hóa, Mỹ Xuyên-Huế, cùng hợp sức các nghệ nhân chạm khắc gỗ Thủ Dầu Một-Bình Dương… tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hóa vùng miền.
Nhưng để tồn tại trong thị trường hiện nay là cả thách thức lớn. Ông Huỳnh Thanh Long, một DN từ Phú Yên về Bình Dương lập nghiệp chia sẻ. Đồ gỗ mỹ nghệ hiện nay đang có sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng. Nếu như ngày xưa sở hữu một bộ tràng kỹ, tủ thờ, bàn ghế điêu khắc…là minh chứng cho sự thành đạt của gia chủ, thì ngày nay thị hiếu chứng tỏ “đẳng cấp” đã thay đổi hoàn toàn.
Nghệ nhân điêu khắc gỗ Đức Khanh - TP Thủ Dầu Một cho biết, đồ gỗ điêu khắc rất kén chọn người chơi. Bởi phải có trình độ và đam mê nhất định mới thẩm thấu được những gì mà người thợ điêu khắc “thổi hồn” vào hoa văn, họa tiết trong mỗi tác phẩm. Một sản phẩm gỗ có giá trị khi thỏa mãn các yếu tố: chất liệu gỗ, trình độ điêu khắc, và xử lý đánh bóng. Nhưng ai đã đam mê đồ gỗ mỹ nghệ khó lòng dứt khỏi niềm đam mê này, và điều làm người ta thích thú với đồ mỹ nghệ gỗ là tuổi thọ có thể kéo dài hàng trăm năm.
Cùng một chất liệu gỗ, cùng một dòng sản phẩm, nhưng độ tinh xảo của hoa văn, họa tiết có thể làm cho sản phẩm đó chênh lệch từ vài triệu đến vài chục triệu đồng là điều bình thường. Nói gỗ mỹ nghệ đang phải cạnh tranh gay gắt là vậy, bởi ngoài yếu tố kén chọn khách hàng, trình độ tay nghề của thợ điêu khắc cũng là yếu tố quyết định.
Ngoài ra, đồ gỗ mỹ nghệ thường to lớn cồng kềnh làm phát sinh thêm chi phí vận chuyển, làm tăng giá thành người mua cũng là yếu tố khiến gỗ mỹ nghệ khó cạnh tranh với dòng sản phẩm gỗ thường vốn đơn giản, lược bớt chi tiết và có sự trợ giúp đắc lực có thiết bị máy móc và giá thành rẻ hơn rất nhiều.
Sự thích ứng trong điều kiện mới
Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện nay để tồn tại trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và sự thay đổi thị hiếu người tiêu dùng. Rất nhiều nghệ nhân và doanh nghiệp sản xuất gỗ mỹ nghệ tại Bình Dương đã linh hoạt tìm “đầu ra” cho sản phẩm “kén cá chọn canh” của mình.
Các nhóm nghệ nhân từ Bắc Ninh - Hà Nội, Huế - Đà Nẵng, Bình Định - Phú Yên.. đang chọn Bình Dương làm nơi kinh doanh sản xuất rất tích cực tham gia những hội chợ triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ do tỉnh Bình Dương, TPHCM, Đồng Nai tổ chức hàng năm. Bên cạnh những dòng sản phẩm gỗ truyền thống như tượng tôn giáo, tượng nghệ thuật, bàn ghế mỹ nghệ, lộc bình, bình phong…nhiều cơ sở sản xuất gỗ truyền thống cũng đang đang dần thích nghi với thị trường.
Các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất gổ như Phú Long, Trân Thuấn (Thuận An), Nam Hải, Vùng Quê (Dĩ An), Tuấn Phương, Thuận Mỹ (Tân Uyên), Gia Nguyễn, Minh Tuấn (Thủ Dầu Một…) đang dần đa dạng sản phẩm gỗ vừa phục vụ số đông thị hiếu với dòng sản phẩm gỗ thường, vừa cố gắng gìn giữ nghề gỗ điêu khắc truyền thống.
Một số cơ sở còn nhạy bén, “thu nhỏ” sản phẩm gỗ mỹ nghệ tượng tôn giáo, tượng nghệ thuật tiện cho khách hàng mua làm quà biếu cũng như giảm giá thành vừa túi tiền cùa người mua, chủ động tìm “đầu ra” sản phẩm…
Họa sĩ Thái Kim Điền - Chủ tịch Hội sơn mài và điêu khắc tỉnh Bình Dương cho biết, nghề điêu khắc gỗ gắn liền với lịch sử của đất Thủ và Bình Dương. Ngày nay Bình Dương rộng cửa đón chào các nghệ nhân điêu khắc gỗ từ Bắc chí Nam về hội tụ. Thị hiếu tiêu dùng thay đổi bắt buộc mỗi nghệ nhân, mỗi làng nghề phải thích nghi để tồn tại. Chúng ta đang vào sân chơi rộng lớn của thị trường thế giới, “hòa nhập không hòa tan” là cách để chúng ta chắt chiu, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Nhưng cố gắng của mỗi nghệ nhân, mỗi làng nghề để giữ gìn nghề truyền thống là đáng trân trọng
Sắp tới đây, tỉnh Bình Dương sẽ có chính sách hỗ trợ các nghệ nhân làng nghề và những người có công đưa nghề mới về mảnh đất này. Đây là cách mà tỉnh giữ gìn làng nghề truyền thống và thu hút các nghệ nhân, thợ thủ công mỹ nghệ tay nghề cao chọn Bình Dương làm nơi phát triển sự nghiệp. Mục tiêu của Bình Dương không chỉ trở thành trung tâm công nghiệp mà còn là trung tâm của sự hội tụ và giao lưu văn hóa.
GỖ VIỆT số 78
PHÙNG HIẾU
- Chứng chỉ rừng PEFC tại châu Á - 2015
- Cần phát huy hết giá trị ngành Gỗ
- VPA/FLEGT: Các doanh nghiệp đã thực sự quan tâm
- Giám sát độc lập trong đàm phán VPA: Nhìn Từ phía các nước đã ký kết
- Dự Ấn Phát Triển Doanh Nghiệp Bền Vững – SCORE
- ÚC: Khảo sát tính hợp pháp – Sản phẩm nào là sản phẩm gỗ pháp định
- Cảnh bảo của Liên minh Châu Âu (EU) về bao bì bằng gỗ xuất khẩu sang EU
- Gỗ Hồ đào Hoa Kỳ: Một loài gỗ rất cứng
- VN- Hoa Kỳ thúc đẩy hợp tác phát triển năng lượng sạch
- “Chống đường lậu hiệu quả là không... chống gì”
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu