Doanh nghiệp Hào Hưng: Lời ước đầu xuân mới
Ngành gỗ đã đạt được sự tăng trưởng ngoạn mục trong năm 2019 với giá trị xuất khẩu đạt 11,31 tỉ USD, và hướng tới mục tiêu mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt ra cho năm 2025 là giá trị xuất khẩu ngành gỗ đạt 20 tỉ USD, ngành gỗ cần phải đáp ứng đủ nguyên liệu trong nước, nâng cao diện tích trồng rừng, nâng cao chất lượng giống cây trồng để cung cấp cây kinh tế cao.
Ông Thang Văn Thông, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Hào Hưng, một doanh nghiệp chuyên về xuất khẩu ván dăm, viên né, ván ghép thanh, cung cấp giống cây trồng đã nói về mục tiêu của công ty trong năm 2020 để góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành, đó là đẩy mạnh chuỗi liên kết, nâng cao chuỗi giá trị trong sản xuất lâm nghiệp.
Trong năm 2019, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt gần 400 tỉ USD, đó là chưa tính kim ngạch của các sản phẩm khác như viên nén, ván ghép thanh… Đó là một bước tiến lớn của doanh nghiệp vì phải đối mặt với nhiều sức ép cạnh tranh và những khó khăn từ thị trường trong năm qua.
Đồng thời, nâng cao diện tích rừng trồng, và đạt 80% so với kế hoạch đề ra tại các tỉnh Hà Giang, Quảng Ninh, Cà Mau. Hào Hưng cũng đã cung cấp cho các hộ trồng rừng cây giống đạt tiêu chuẩn chất lượng của Viện Giống công nghệ sinh học -Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam khoảng hơn 5 triệu cây/con, với mục tiêu nâng cao giá trị kinh tế và tạo ra chuỗi liên kết mềm trong sản xuất và chế biến gỗ lâm sản.
Ông Thang Văn Thông, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Hào Hưng
Trong nhiều năm qua, doanh nghiệp Hào Hưng đã triển khai rất nhiều mô hình ươm giống cây có chất lượng cao để bắt nhịp với sự phát triển của ngành gỗ, Công ty đã cung ứng cây giống tốt đạt tiêu chuẩn chất lượng bằng phương pháp nuôi cấy mô, gieo hạt, và phân bón, hướng dẫn kỹ thuật cho tổ hợp tác trồng rừng theo đúng quy trình kỹ thuật, thu mua lại sản phẩm rừng trồng của người dân sau 7 năm theo giá thị trường tại thời điểm hiện tại. Đó là cách để tạo ra sự liên kết cần thiết giữa doanh nghiệp và hộ trồng rừng, liên kết giữa các khâu khác nhau trong quá trình sản xuất của công ty, tạo ra được nguồn lực để đảm bảo sự tăng trưởng của Hào Hưng trong năm 2020.
Theo ông Thông, để trồng rừng gỗ lớn phải có cây giống tốt, đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Vì giống là nhân tố đầu tiên quyết định tới năng suất và chất lượng cây trồng. Với ngành trồng rừng, một ngành sản xuất kinh doanh có chu kỳ dài thì ảnh hưởng của chất lượng giống đến hiệu quả kinh tế là rất lớn.
“Người dân tại các địa phương rất ủng hộ chính sách này, tin tưởng tuyệt đối vào chất lượng cây giống của Hào Hưng, chẳng hạn như ở Hà Giang hiện tại có khoảng 70% người dân trồng rừng địa phương tin tưởng sử dụng cây giống tốt của công ty”, ông Thang Văn Thông tiết lộ.
Rừng trồng Keo từ giống cây theo phương pháp nuôi cấy mô
Bên cạnh diện tích vùng lõi, hiện tại Hào Hưng đang triển khai chính sách liên kết với các tổ hợp tác trồng rừng khoảng 25.000 ha (tổ hợp tác là tổ chức đại diện pháp lý cho người dân ký hợp đồng liên kết với công ty) để đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu dồi dào cho doanh nghiệp và cho ngành gỗ nói chung.
Ông Thông cũng hi vọng, nhà nước có các chính sách phù hợp để thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực, kinh nghiệm đầu tư vào lĩnh vực sản xuất cây giống để cung cấp cho người dân, doanh nghiệp trồng rừng để tạo ra bộ giống tốt cho ngành lâm nghiệp.
Theo ông, hiện nay chính sách hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn của nhà nước đối với người dân trồng rừng có ý nghĩa rất nhân văn. Tuy nhiên, hiệu quả thực tế từ chính sách này vẫn chưa cao. Bởi lẽ, có rất nhiều hộ dân mặc dù đã nhận tiền hỗ trợ của nhà nước về cây giống và phân bón, phát dọn thực bì nhưng họ không thực hiện, thậm chí mang cây giống lên rừng bỏ.
Liên kết với người dân trồng rừng tại Hà Giang
Vì vậy, để phát huy tối đa hiệu quả từ nguồn vốn hỗ trợ, nhà nước cần phải xem doanh nghiệp là khâu kết nối, giám sát và chịu trách nhiệm trực tiếp trước nhà nước về nguồn vốn hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn. Là doanh nghiệp có bề dày và tâm huyết đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp nên Hào Hưng hi vọng các cơ quan quản lý nhà nước cần sát sao hơn nữa trong việc quản lý quỹ đất để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho ngành, phân loại diện tích rừng chính xác để các doanh nghiệp như Hào Hưng tập trung đầu tư trồng rừng gỗ lớn phục vụ cho ngành chế biến gỗ của Việt Nam phát triển.
Gỗ Việt – Số 119, tháng 1+2,2020
- Ngành gỗ Bình Dương: Không để các nước mượn xuất xứ
- SUGI (bách Nhật Bản) biểu tượng cho gỗ Nhật
- Hinoki - Loài cây đại diện cho thực vật của Nhật Bản
- Gỗ sồi đỏ Hoa Kỳ: Mang nét New York đến những nhà hàng độc đáo nhất Hà Nội
- Công ty AA: Chung sức xây dựng thương hiệu gỗ Việt Nam
- Phát triển nghành gỗ: CÁI NHÌN TỪ DOANH NGHIỆP HÀO HƯNG
- TAVICO: Mở không gian mới cho ngành gỗ Việt nam
- Hội sản xuất, kinh doanh Gỗ Mỹ nghệ Đồng Kỵ: RA MẮT SÀN GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ LÀNG NGHỀ GỖ ĐỒNG KỴ
- Đức Phú Thịnh: Đơn vị cung cấp Gỗ nhập khẩu uy tín từ thị trường Campuchia
- Công ty Cổ phần Phú Tài - đa dạng hóa để phát triển bền vững
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu