Liên kết để tạo nguồn nguyên liệu bền vững
Bản tin “Liên kết để cùng phát triển, tạo nguồn nguyên liệu bền vững trong tương lai” được chia sẻ tại Hội nghị “Liên kết chuỗi phát triển thương hiệu ngành gỗ Việt” do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, phối hợp với Hiệp hội Gỗ và Thủ công mỹ nghệ Đồng Nai (DOWA) tổ chức tại Chợ gỗ Tavico thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai vào ngày 25 tháng 02 năm 2022 vừa qua.
Bản tin tập trung vào làm rõ các vấn đề về thực trạng và vai trò của nguồn cung gỗ nhập khẩu đối với ngành gỗ của Việt Nam; trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn tiếp tục và ngành gỗ hội nhập sâu rộng với thị trường thế giới, phụ thuộc vào nguồn gỗ nhập khẩu tạo ra những rào cản gì đối với sự phát triển của ngành trong tương lai và ngành gỗ Việt Nam cần làm gì để có thể chủ động được nguồn gỗ nguyên liệu từ rừng trồng trong thời gian tới?
Thông tin trong bản tin chỉ ra mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 5-6 triệu m3 gỗ tròn và gỗ xẻ để chế biến ra các sản phẩm gỗ phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Lượng nhập khẩu có xu hướng tăng. Các loài gỗ ôn đới chiếm 60-70% trong tổng lượng nhập khẩu,với Hoa Kỳ và các quốc gia Châu Âu, Canada, Úc là các nguồn cung lớn nhất.
Phần còn lại trong lượng nhập khẩu (30-40%) lại là gỗ nhiệt đới, chủ yếu có nguồn gốc từ các nước Châu Phi, Lào, Campuchia, Papua New Guinea và một số quốc gia khác. Gỗ nguyên liệu là một trong những cấu thành quan trọng nhất trong mỗi sản phẩm, với giá trị chiếm khoảng 50% trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Tỷ trọng này có xu hướng tăng kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, nguyên nhân chính là bởi đại dịch làm tăng giá gỗ nhập khẩu và tăng cước vận chuyển quốc tế. Hiện cước vận chuyên vẫn ở mức vẫn rất cao và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, điều này làm giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu tiếp tục tăng. Trong tương lai, các doanh nghiệp trong ngành sẽ tiếp tục phải đối mặt với khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu.
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng đọc tại đây và trích dẫn nguồn khi sử dụng thông tin trong báo cáo.
Gỗ Việt
- Báo cáo Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm năm 2021
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ vùng địa lý tích cực và rủi ro: Cập nhật hết 10 tháng đầu năm 2021
- Tạo quỹ đất cho phát triển nguồn gỗ nguyên liệu trong nước bền vững phục vụ chế biến xuất khẩu
- Thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc 2018 – 9 tháng 2021
- Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 9 tháng đầu năm 2021
- Sản xuất và xuất khẩu viên nén của Việt Nam
- Nguồn cung gỗ keo nguyên liệu của Việt Nam, thực trạng và xu hướng
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu hết 8 tháng 2021
- Đại dịch Covid-19 và làng nghề gỗ, tác động và tính chính danh của các hộ sản xuất
- Việt Nam xuất nhập khẩu đồ gỗ trong 7 tháng đầu năm 2021, thực trạng và một số khía cạnh rủi ro
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh