Nhập khẩu gỗ nguyên liệu giảm mạnh
4 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu gỗ nguyên liệu đạt 1,309 triệu m³, trị giá 474,1 triệu USD, giảm 25,4% về lượng và giảm 28,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Theo số liệu thống kê của sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu gỗ nguyên liệu của Việt Nam tháng 4/2023 đạt 432,3 nghìn m³, trị giá 155,6 triệu USD, tăng 15,4% về lượng và tăng 15,0% về trị giá so với tháng 3/2023; tuy nhiên so với tháng 4/2022 lại giảm 16,1% về lượng và giảm 22,2% về trị giá.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu gỗ nguyên liệu đạt 1,309 triệu m³, trị giá 474,1 triệu USD, giảm 25,4% về lượng và giảm 28,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu gỗ nguyên liệu tháng 3/2023 đạt 374,7 nghìn m³, trị giá 135,3 triệu USD, tăng 15,5% về lượng và tăng 16,9% về trị giá so với tháng 02/2023; tuy nhiên so với tháng 3/2022 giảm 16,5% về lượng và giảm 19,6% về trị giá.
Tính chung 3 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu mặt hàng này đạt 932,9 nghìn m³, trị giá 338,8 triệu USD, giảm 24,7% về lượng và giảm 27,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
3 tháng đầu năm 2023, lượng nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các thị trường lớn như: EU, Trung Quốc, Mỹ, Thái Lan, Lào, Chilê, New Zealand … giảm so với cùng kỳ năm 2022. Trong khi đó, lượng nhập khẩu từ một số thị trường châu Phi lại tăng như: Cameroon, Congo, Malaysia, Angola, Indonesia, Canada…
3 tháng đầu năm 2023, lượng nhập khẩu các chủng loại gỗ lớn như: gỗ lim, thông, tần bì, dương, gõ, hương… giảm so với cùng kỳ năm 2022. Trong khi đó, lượng nhập khẩu một số chủng loại tăng như: gỗ sồi, cao su, teak, bằng lăng, dổi, sao, mít…
3 tháng đầu năm 2023, giá nhập khẩu bình quân các loại gỗ nguyên liệu của Việt Nam đạt 363,1 USD/m³, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, giá nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ EU giảm 2,5% so với cùng kỳ năm 2022, xuống còn 304,0 USD/m³; Mỹ giảm 6,0%, xuống 436,3 USD/m³; Lào giảm 14,0%, xuống còn 491,5 USD/m³…
Với những khó khăn trong xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ khi nhu cầu giảm, dự báo nhập khẩu gỗ nguyên liệu của Việt Nam trong thời gian tới sẽ vẫn đứng ở mức thấp khi ngành gỗ tiếp tục tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp bằng việc áp dụng đồng thời các giải pháp: Đẩy mạnh sử dụng gỗ rừng trồng trong nước, giảm sử dụng gỗ nhập khẩu; áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động; đẩy mạnh chuyển đổi số để giảm chi phí sản xuất;...
Gỗ Việt
- Hà Lan giảm nhập khẩu đổ nội thất bằng gỗ từ thị trường Việt Nam
- Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường EU giảm mạnh
- Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới Mỹ giảm 2 con số
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Canada giảm 2 con số
- Hi vọng từ thị trường Hoa Kỳ
- Tháo gỡ khó khăn đối với việc xác nhận nguồn gốc gỗ rừng trồng trong việc hoàn thuế VAT
- Malaysia đặt mục tiêu xuất khẩu gỗ đạt 28 tỷ RM vào năm 2025
- Xuất khẩu đồ gỗ gặp khó, doanh nghiệp xoay chuyển thị trường
- Nửa đầu năm 2022, đồ nội thất bằng gỗ xuất khẩu tới thị trường Hàn Quốc giảm 17,5%
- Nửa đầu năm 2022, xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Indonesia tăng 10,8%
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu