Nửa đầu năm 2023, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm từ 28% - 32%
Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, dự báo kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong nửa đầu năm 2023 sẽ giảm từ 28% đến 32% so với cùng kỳ năm 2022.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, ước tính, trong tháng 4/2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,2 tỷ USD, tăng 5,5% so với tháng 3/2023, nhưng giảm 24,5% so với tháng 4/2022.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 820 triệu USD, tăng 6% so với tháng 3/2023, nhưng giảm 28,2% so với tháng 4/2022. Tính chung 4 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 4 tỷ USD, giảm 28,5% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 2,6 tỷ USD, giảm 36,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm mạnh là do giá nhiên liệu đầu vào, năng lượng toàn cầu vẫn ở mức cao đã tác động đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp ngành gỗ.
Bên cạnh đó, yếu tố lạm phát vẫn còn ở mức cao, chính sách tiền tệ vẫn chưa nới lỏng; kinh tế thế giới hồi phục chậm và sự sụp đổ của một số ngân hàng trên thế giới có tác động nhất định đến xu hƣớng thắt chặt chi tiêu mua sắm các sản phẩm không thiết yếu như gỗ và sản phẩm gỗ tại một số thị trường lớn như Mỹ, EU, khiến nhu cầu nhập khẩu giảm mạnh. Việc Trung Quốc mở cửa trở lại cũng tạo nhiều áp lực cạnh tranh đối với mặt mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, đặc biệt là nhóm hàng đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam.
Ngoài ra, phòng vệ thương mại giữa các quốc gia có nhiều diễn biến phức tạp. Ngành gỗ đối mặt với các vụ kiện về ván dán và các vụ điều tra về mặt hàng tủ bếp và bàn trang điểm đối với thị trường Mỹ. Ngành bất động sản tại các thị trường lớn như Mỹ, EU... đang ở giai đoạn trầm lắng.
Trong khi xuất khẩu các mặt hàng gỗ, đặc biệt là mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam phụ thuộc lớn vào hoạt động của ngành này. Hiện tại, chưa có tín hiệu ngành sẽ khởi sắc trong năm 2023.
Cùng với đó doanh nghiệp ngành gỗ còn khó khăn trong việc tiếp cận vốn, lãi suất ngân hàng và chi phí đầu vào vẫn ở mức cao. Nhiều doanh nghiệp còn đang trong tình trạng thiếu đơn hàng do nhu cầu yếu từ các thị trường tiêu thụ chính. Vì vậy, các doanh nghiệp vẫn phải tìm mọi biện pháp để duy trì sản xuất, giữ chân lao động để chờ tình hình khởi sắc hơn.
Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, dự báo kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong nửa đầu năm 2023 sẽ giảm từ 28% đến 32% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong thời gian tới tình hình thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp, vì vậy, các doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó tập trung vào tiêu chí giá sản phẩm phải tốt; sản phẩm phải phù hợp với thị hiếu; sản phẩm phải đạt chất lượng và có chính sách hậu mãi tốt. Song song với đó là tái cấu trúc, tổ chức lại sản xuất của doanh nghiệp, trong đó chú trọng đổi mới công nghệ, hoàn thiện hệ thống quản trị sản xuất, nâng cao tính hiệu quả, chất lượng nguồn nhân lực. Đẩy mạnh sản xuất sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước để giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.
Gỗ Việt
- Indonesia kỳ vọng xuất khẩu đồ nội thất và hàng thủ công đạt 5 tỷ USD vào năm 2024
- Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Australia giảm mạnh
- Zambia cắt giảm một số giá gỗ cho đến tháng 12/2023
- Ngành lâm nghiệp Thụy Điển ghi nhận mức xuất khẩu cao trong năm 2022 nhờ giá tăng
- Quý I/2023, nhập khẩu gỗ nguyên liệu giảm do nhu cầu yếu
- Hiệp hội Nội thất Nga đề xuất áp thuế 50% đối với đồ nội thất nhập khẩu từ châu Âu
- Chilê là thị trường cung cấp gỗ thông lớn nhất cho Việt Nam
- Dự kiến, thị trường ván ép toàn cầu đạt 156,9 tỷ USD vào năm 2033
- Hội chợ Nội thất Quốc tế Malaysia MIFF dự kiến thu về 4,88 tỷ RM
- Xuất khẩu viên nén trước sức ép giảm giá
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu