Dự kiến, thị trường ván ép toàn cầu đạt 156,9 tỷ USD vào năm 2033

14/03/2023 19:21
Dự kiến, thị trường ván ép toàn cầu đạt 156,9 tỷ USD vào năm 2033

Theo Future Market Insights, thị trường ván ép toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng bình quân là 6,3% trong giai đoạn 2023 - 2033 và đến năm 2033 dự kiến sẽ đạt 156,9 tỷ USD.

Theo Future Market Insights, thị trường ván ép toàn cầu đạt 85,5 tỷ USD vào năm 2023. Thị trường dự kiến sẽ tăng trưởng bình quân là 6,3% trong giai đoạn 2023 - 2033 và đến năm 2033, thị trường dự kiến sẽ đạt 156,9 tỷ USD.

Châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ là thị trường ván ép lớn nhất trong giai đoạn dự báo. Trong đó, Trung Quốc dự kiến sẽ tăng trưởng bình quân là 6,7% và Ấn Độ với tăng trưởng bình quân là 6,4%.

Yếu tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường ván ép là quá trình đô thị hóa nhanh. Điều này đã dẫn đến sự tăng trưởng của ngành xây dựng vì sự gia tăng các hoạt động cơ sở hạ tầng.

Các công ty tham gia vào các hoạt động cơ sở hạ tầng đang sử dụng ván ép vì tính chất vật lý bền vững và khả năng hấp thụ độ ẩm tốt. Ngoài ra, ván ép còn có khả năng cung cấp hoạt động liền mạch ở những khu vực dễ xảy ra hoạt động địa chấn và gió lốc.

Cùng với đó, lĩnh vực hàng hải cũng đang tăng sử dụng ván ép. Khả năng kiểm soát sự phát triển của nấm, cùng với khả năng chịu được tác động của nước sẽ thúc đẩy việc áp dụng trong ngành hàng hải.

Thu nhập khả dụng tăng cũng khuyến khích người tiêu dùng đầu tư vào nhà mới, do đó tác động đến nhu cầu về ván ép, vì các nhà đầu tư muốn sử dụng sản phẩm có sự ổn định. Bên cạnh đó, khả năng kháng hóa chất giúp ván ép có độ bền cao.

Quan trọng nhất, ngành công nghiệp thiết kế nội thất và đồ nội thất đang phát triển đại diện phân khúc có phạm vi rộng cho thị trường. Cả hai lĩnh vực này đang dần thay thế các loại gỗ thông thường bằng ván ép nhờ tính linh hoạt và ít tạo ra chất thải.

Lĩnh vực nội thất cũng sử dụng ván ép để đáp ứng tình trạng quá tải ngắn hạn. Lĩnh vực thiết kế nội thất dựa vào khả năng cắt của ván ép, gần gấp đôi so với gỗ thông thường.

Gỗ Việt