Hội chợ Nội thất Quốc tế Malaysia MIFF dự kiến thu về 4,88 tỷ RM
Theo nguồn bernama.com, Hội chợ Nội thất Quốc tế Malaysia (MIFF) 2023 dự kiến đạt 4,88 tỷ RM (tương đương 1,09 tỷ USD), trong thời gian trưng bày từ ngày 01/03/2023 đến 04/03/2023.
Theo Phó Thủ tướng kiêm nhiệm Bộ trưởng đồn điền và hàng hóa Malaysia, ngành nội thất nước này đã khẳng định được vị thế về danh tiếng, chất lượng và thế mạnh và trở thành thị trường xuất khẩu tới hơn 160 quốc gia trên toàn thế giới. Ngành nội thất có định hướng xuất khẩu cao, ghi nhận trị giá xuất khẩu đạt 11,5 tỷ RM (tương đương 2,56 tỷ USD) trong năm 2022.
Mặc dù nhiều ngành công nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng các nhà xuất khẩu đồ nội thất của Malaysia vẫn rất tích cực, với kim ngạch xuất khẩu đạt 10,64 tỷ RM (tương đương 2,4 tỷ USD) vào năm 2020 và đạt 10,42 tỷ RM (tương đương 2,3 tỷ USD) vào năm 2021.
Theo trích dẫn từ báo cáo của Global Industry Insight Inc. vào tháng 9/2021, thị trường đồ nội thất toàn cầu dự kiến đạt 550 tỷ USD vào năm 2027. Đây sẽ là cơ hội cho các nhà sản xuất Malaysia mở rộng thị phần và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng, bằng cách phát triển sản phẩm và thương hiệu.
Tuy nhiên, với sự tác động của dịch Covid-19 và sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu trong năm 2023, thì các doanh nghiệp cần xem xét lại các chiến lược kinh doanh, đặc biệt là liên quan đến nguồn cung ứng nguyên liệu và mua sắm vật tư. Các nhà xuất khẩu cũng cần xem xét mở rộng thị trường và khai thác các thị trường có vị trí địa lý gần hơn, bao gồm các thị trường mới nổi ở Đông Nam Á, Nam Á, Trung Đông và châu Phi.
Theo Phó Thủ tướng kiêm nhiệm Bộ trưởng đồn điền và hàng hóa Malaysia, dự báo xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Malaysia vào năm 2025 đạt 28 tỷ RM (tương đương 6,2 tỷ USD) và năm 2030 đạt 32,8 tỷ RM (tương đương 7,3 tỷ USD).
Gỗ là một trong 8 mặt hàng được xác định theo chính sách Nông nghiệp Quốc gia 2030 sẽ được chuyển đổi sang hướng bền vững, cạnh tranh và định hướng thị trường hơn để đảm bảo các sản phẩm này là động lực cho tăng trưởng kinh tế của Malaysia. Để đạt được điều này, cần có sự phối hợp liên tục giữa ngành nội thất và các cơ quan của Bộ như Ủy ban Công nghiệp Gỗ Malaysia, Hội đồng gỗ Malaysia, Hội đồng chứng nhận gỗ Malaysia.
Là một thị trường sản xuất và xuất khẩu lớn các sản phẩm gỗ nhiệt đới, Malaysia đã có những nỗ lực to lớn để đảm bảo các sản phẩm gỗ của nước này có nguồn gốc từ các khu rừng được quản lý bền vững.
Tính đến tháng 1/2023, có 37 đơn vị quản lý rừng có tổng diện tích 5,81 triệu ha đã được trao chứng chỉ theo Chương trình chứng chỉ gỗ của Malaysia, trong khi 362 công ty gỗ đã được trao chứng chỉ Chuỗi hành trình sản phẩm.
Phó Thủ tướng Malaysia cũng kêu gọi những doanh nghiệp tham gia trong ngành nội thất phải cẩn trọng với các xu hướng khác nhau đáp ứng cho các thị trường khác nhau và luôn ý thức được ngành nội thất phải cung cấp được đủ loại sản phẩm từ cơ bản nhất tới sang trọng nhất.
Các doanh nghiệp cần khai thác triệt để các phân khúc thị trường khác nhau, tập trung vào các thị trường, các phân khúc sản phẩm từ cao cấp tới đại trà chưa được khai thác.
Gỗ Việt
- Xuất khẩu viên nén trước sức ép giảm giá
- Năm 2022, xuất khẩu dăm gỗ và viên nén gỗ thu về gần 3,5 tỷ USD
- Hội nghị giao ban XTTM với Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 1/2023
- Tổng kết Dự án Hỗ trợ quá trình VPA tại Việt Nam
- Bộ Nông nghiệp đề nghị Bộ Tài chính gỡ khó về hoàn thuế VAT cho doanh nghiệp ngành gỗ
- Công ty nội thất tại Mississippi đột ngột sa thải gần 2.700 công nhân ngay trước Lễ Tạ ơn
- Bộ Công Thương tổ chức phiên tham vấn công khai vụ việc điều tra áp dụng chống bán phá giá bàn, ghế
- Thủ tướng tham dự Lễ kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam – Tôn vinh doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2022
- Xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Trung Quốc 8 tháng năm 2022 giảm 5,4%
- Chương trình “ươm tạo” doanh nghiệp thương mại gỗ bền vững