Tự tin nhờ GIÁ TRỊ CỐT LÕI
Bộ Thương mại Mỹ (DOC) không công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam, là quyết định gây thất vọng đối với sự minh bạch, phát triển ổn định và nỗ lực của nền kinh tế trong nhiều năm qua.
Mức độ ảnh hưởng của quyết định này là khá rõ ràng, khi doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ tiếp tục bị phân biệt đối xử trong các vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp của Mỹ. Theo đó, chi phí sản xuất thực tế của doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục không được công nhận mà phải sử dụng “giá trị thay thế” của một nước thứ ba để tính toán biên độ bán phá giá.
Mỹ sẽ sử dụng chi phí của một nước thứ 3 để tính giá trị thông thường trong các vụ việc, khiến mức thuế chống bán phá giá tăng cao, không phản ánh đúng thực trạng sản xuất, xuất khẩu. Các nước này phải có trình độ phát triển kinh tế tương đương với Việt Nam, có số lượng đáng kể các nhà sản xuất sản phẩm tương tự với sản phẩm bị điều tra.
Trường hợp nếu có nhiều hơn một quốc gia đáp ứng cả 2 yêu cầu trên, Mỹ có thể lựa chọn một quốc gia có dữ liệu sẵn có và chất lượng nhất. Trong trường hợp không có đề xuất giá trị thay thế nào phù hợp từ một quốc gia có nền kinh tế thị trường có trình độ phát triển tương đương với Việt Nam, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) sẽ sử dụng giá trị thay thế của một quốc gia có nền kinh tế thị trường có trình độ phát triển không tương đương.
Ngoài ra DOC cũng có thể lựa chọn quốc gia thay thế là nước có trình độ phát triển cao hơn Việt Nam hoặc không có tính đại diện để so sánh, đẩy biên độ phá giá lên cao hơn, khi điều tra hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ.
Chắc chắn, điều này sẽ gây khó khăn cho các ngành công nghiệp sản xuất chủ lực của Việt Nam, trong đó có ngành chế biến gỗ. Theo ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, các vụ kiện có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, khi kinh tế Hoa Kỳ cũng như thế giới đang có những khủng hoảng, ngành sản xuất tại Hoa Kỳ gặp khó khăn và đặc biệt trong bối cảnh chính quyền Hoa Kỳ cần sự ủng hộ của cử tri khi bầu cử Tổng thống sắp đến.
Nhưng rõ ràng, chúng ta chấp nhận thách thức này như trong hầu hết những khó khăn mà nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành gỗ nói riêng phải đón nhận trong những năm gần đây. Cách tốt nhất để cải thiện "sức khỏe" của ngành gỗ trong thời gian tới đó là có các giải pháp về kĩ thuật, nâng cao công nghệ trong sản xuất. Hướng tới sản xuất xanh, giảm phát thải. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, phát triển các thiết kế, nâng cao chất lượng đồ gỗ Việt Nam. Thực hiện các giải pháp quản trị doanh nghiệp, trong đó, ưu tiên chuyển đổi số.
Các doanh nghiệp gỗ đã liên tục vận động trong thời gian qua để duy trì được "huyết mạch" của mình trong gian khó. Quyết định không công nhận quy chế thị trường của Việt Nam có thể sẽ tác động không nhỏ tới nền kinh tế nói chung và ngành gỗ nói riêng, nhưng chúng ta vẫn giữ nguyên những giá trị cốt lõi của mình và đối mặt với thách thức này một lần nữa với sự tự tin cao nhất.
Cẩm Lê (Gỗ Việt - Số 169)
- Ổ nguồn gỗ cho người yêu phong cách
- Câu chuyện của Made in Vietnam
- Tăng trưởng xuất khẩu gỗ: Thiếu yếu tố bền vững
- Tăng sức "đề kháng" cho doanh nghiệp
- Thị phần đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc tăng
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ tăng trưởng tích cực
- Điểm tên 2 sản phẩm chủ lực kéo tăng trưởng xuất khẩu gỗ Bình Định
- Chi phí cải tạo nhà bếp của Anh tăng: Thách thức với doanh nghiệp Việt Nam tăng
- Tại sao giá nội thất của IKEA giảm vào năm 2024?
- Doanh nghiệp ván ép đối mặt thuế chống bán phá giá từ Hàn Quốc
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu