Xu hướng gỗ cứng 2018: Nhiều dư địa cho khả năng tăng trưởng
Trong hội nghị gỗ cứng được tổ chức tại Venice, với sự tham dự của các chuyên gia đến từ 150 nước trên thế giới vào đầu tháng 1 vừa rồi, người ta đã chỉ ra rằng, ngành công nghiệp gỗ cứng thế giới đang được xây dựng trên một hệ thống nền tảng tuyệt vời.
Hội nghị đạt được sự đồng thuận rằng, thương mại gỗ cứng trong năm 2018 sẽ có nhiều cơ hội tốt, và hoạt động trong một thị trường chuyển động nhanh và cạnh tranh hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, sự toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ hơn, dẫn tới sự thay đổi về địa lý kinh doanh đối với các thị trường mới nổi, đặc biệt là sự phát triển vượt bậc của thị trường Trung Quốc, thị trường mà ông Mike Snow mô tả là “Người khổng lồ trong căn phòng nhỏ bé”, nghĩa là sức tiêu thụ của thị trường này là rất lớn so với khả năng cung cấp nguyên liệu của thế giới.
Nhận định một chút về tình hình kinh doanh năm 2018, ông Fedecomlegno, giám đốc điều hành của công ty Legownord Spa đánh giá, “Tiêu thụ gỗ bình quân đầu người vẫn chỉ là 0,5%, vì vậy có khả năng tăng trưởng rất lớn”, ông nói. “Trên thực tế, nhu cầu gỗ tròn toàn cầu dự báo sẽ tăng 60% vào năm 2030. Điều này làm chúng ta phải tìm ra phương án khai thác gỗ ở đâu, nơi nào cần sử dụng và nó được sản xuất như thế nào (các chuyên gia của FAO dự đoán một phần ba sẽ đến từ các đồn điền)”.
Ông Sampsa Auvinen, chủ tịch tổ chức xẻ gỗ châu Âu cho biết, ngành gỗ cứng có những cơ hội tuyệt vời để tận dụng các đặc tính của nó, tập trung vào việc tạo ra một thị trường rộng lớn thông suốt của thế giới.
Trong bài phát biểu về tổng quan thị trường quốc tế, Ông Rupert Oliver, chuyên gia phân tích của Forest Industries Intelligence cho biết, con số mới nhất cho thấy thương mại gỗ cứng toàn cầu đang ở mức khoảng 35 tỉ USD, và bên dưới dưới bức tranh có vẻ như tĩnh lặng, thì vẫn có sự chuyển đổi mạnh mẽ về cân bằng quyền lực thị trường gỗ cứng sang các nước châu Á, cả về khai thác và chế biến gỗ trong năm tới.
Ấn Độ là thị trường tiêu thụ gỗ cứng ngày càng nhiều, nhưng lại hạn chế xuất khẩu gỗ teak từ Myanmar và các vấn đề về nguồn cung của Malaysia cho thấy sự biến chuyển trong việc mua gỗ nhiều hơn. Tuy nhiên, nhập khẩu gỗ của Trung Quốc, Việt Nam và các nhà sản xuất đồ gỗ cứng châu Á khác vẫn tiếp tục tăng. Trên thực tế, nhập khẩu của Trung Quốc đạt 14,3 triệu m3 vào năm 2017, với dự báo 15,4 triệu tấn cho năm 2018.
Ông Oliver kết luận rằng ngành gỗ cứng có thể sẽ phải vật lộn trong ngắn hạn của năm 2018 để tăng khối lượng thương mại, tuy nhiên lại có cơ hội tăng giá trị. Những khó khăn để vượt qua bao gồm sự phụ thuộc vào một vài loại gỗ, những hạn chế của các biện pháp kiểm soát môi trường hiện nay để ngăn chặn thương mại trái phép và sự manh mún trong ngành. Những khó khăn này hạn chế cơ hội cho việc phối hợp phát triển và đầu tư. Tuy nhiên, những lợi ích đã nhận được sự quan tâm của các nhà sản xuất gỗ thật trái ngược với các sản phẩm thay thế khác, sự phát triển các sản phẩm gỗ cứng được thiết kế tinh xảo hơn và sự đảm bảo thực tế hơn về tính hợp pháp và tính bền vững.
CÁC ỨNG DỤNG MỚI CHO GỖ CỨNG
Chủ tịch Hiệp hội sáng kiến gỗ cứng châu Âu ông Andreas Kleinschmit von Lengefeld cho biết, hiệp hội của ông đang đánh giá những kết quả tiềm năng của nghiên cứu vào các lĩnh vực từ hệ thống quản lý rừng, đến phát triển gỗ cellulose, và gỗ cứng mới trong các tòa nhà thông minh”.
Ông Lengefeld đi sâu hơn nữa, mô tả sáng kiến gỗ cứng của Mỹ ngày nay đang thu hút sự chú ý của thị trường. Dầm glam trắng bằng gỗ sồi của Mỹ tại sân Lords Cricket là một ví dụ. Có lẽ đáng kể hơn là sự phát triển của gỗ tràm gấp khúc trong ứng dụng kết cấu. Vật liệu đầu tiên hình thành cấu trúc cốt lõi của các thiết kế tiêu biểu: Cầu Thang Bất Tận và Nụ Cười. Sau đó cùng một vật liệu đã được sử dụng trong một trung tâm chăm sóc bệnh ung thư ở phía bắc nước Anh, tòa nhà thường trực đầu tiên được xây dựng bằng gỗ ép tấm lớn.
Ông Venables nói: “Các kiến trúc sư và kỹ sư ngày càng tin tưởng vào tiềm năng về cấu trúc của gỗ cứng - thực tế họ là những đại sứ tốt nhất của chúng tôi. Và sản xuất gỗ ép tấm lớn toàn cầu sẽ đạt tới 1 triệu m3 vào năm tới. Gỗ mềm chiếm ưu thế trong ngành, nhưng hãy tưởng tượng nếu gỗ cứng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ”.
Ban Biên tập Tạp chí Gỗ Việt
- Xu hướng của ngành gỗ
- BÌNH PHƯỚC: Hộ trồng rừng trong cơn bão giá gỗ cao su
- Ý kiến doanh nghiệp: Bắt nguồn từ cạnh tranh nguyên liệu
- Giá gỗ cao su tăng cao: Cần quản lý chặt chẽ để tránh rủi ro
- Thị trường dăm gỗ Việt Nam: Liên kết để thúc đẩy phát triển
- Xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2017: Đón cơ hội từ Hiệp định FLEGT/VPA
- Cơ hội đạt giá trị xuất khẩu 8 tỉ USD: Lạc quan nhưng cần thận trọng
- Xuất khẩu gỗ có cơ hội đạt 8 tỉ USD
- Sự khác biệt của những làng nghề: Những bài học từ Bình Dương
- Doanh nghiệp gỗ: Giải bài toán tăng năng suất
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu