Xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp chưa có tín hiệu tích cực
Theo thống kê sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 4/2023 kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp đạt 82 triệu USD, giảm 39,9% so với tháng 4/2022.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp đạt 295 triệu USD, giảm 33,9% so với cùng kỳ năm 2022. Các thị trường xuất khẩu chính đối với mặt hàng đồ nội thất nhà bếp dự báo sẽ tiếp tục giảm nhu cầu nhập khẩu do ảnh hưởng từ lạm phát, suy thoái kinh tế, niềm tin tiêu dùng thấp.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tới Mỹ giảm mạnh khiến kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng này giảm đáng kể, bởi kim ngạch xuất khẩu tới Mỹ chiếm tỷ trọng cao.
Cùng với đó, tại khu vực châu Âu, dù doanh nghiệp gỗ được hưởng lợi từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, nhưng tiêu chuẩn kỹ thuật, hợp chuẩn, yêu cầu chứng minh nguồn gốc gỗ,… mà phía EU đặt ra đang là vấn đề không dễ vượt qua.
Bên cạnh đó, nguồn cung dồi dào, lượng hàng tồn kho cao tại các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng dẫn đến xu hướng đơn hàng chậm lại; thị trường Trung Quốc dù đã mở cửa trở lại, nhưng chuỗi cung ứng nội địa chưa hoàn toàn hồi phục, ẩn chứa nhiều rủi ro.
Tủ dùng trong nhà bếp là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong cơ cấu mặt hàng đồ nội thất nhà bếp, trong 3 tháng đầu năm 2023 đạt 179,3 triệu USD, giảm 27,2% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 84,2% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp.
Mặt hàng tủ bếp xuất khẩu tới một số thị trường chính trong 3 tháng đầu năm 2023 như: Mỹ, Nhật Bản, Canada, Anh, Australia… Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tới Mỹ chiếm 93% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tủ bếp, đạt 166,5 triệu USD, giảm 26,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Tiếp theo là mặt hàng đồ gia dụng nhà bếp xuất khẩu trong 3 tháng đầu năm 2023 đạt 15,9 triệu USD, giảm 45,6% so với cùng kỳ năm 2022; Bàn bếp đạt 13,3 triệu USD, giảm 54,3%; Kệ bếp đạt 3,1 triệu USD, giảm 37,1%...
Mặt hàng đồ nội thất nhà bếp xuất khẩu chủ yếu tới thị trường Mỹ trong 3 tháng đầu năm 2023, đạt 178,6 triệu USD, giảm 30,6% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 83,9% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp. Xuất khẩu tới Mỹ giảm mạnh khiến kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng này giảm đáng kể, bởi tỷ trọng xuất khẩu tới Mỹ rất cao. Kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, chi tiêu có thể suy yếu hơn nữa trong bối cảnh hàng loạt vụ việc sa thải nhân viên, phá sản ngân hàng và cảnh báo về suy thoái kinh tế.
Tỷ lệ tiết kiệm đã tăng cao hơn, dấu hiệu cho thấy người dân có thể đang ngày càng thận trọng hơn với ví tiền của mình. Ngoài ra, nhiều người Mỹ cũng đang gặp phải tình trạng chậm thanh toán nợ, cho thấy họ có thể đang phải cố gắng để theo kịp tốc độ tăng của giá cả. Tất cả các yếu tố này, khiến nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng không thiết yếu như đồ nội thất nhà bếp tại Mỹ giảm.
Mặt hàng đồ nội thất nhà bếp xuất khẩu tới các thị trường khác trong 3 tháng đầu năm 2023 như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Anh, Canada… đều có kim ngạch giảm mạnh.
Gỗ Việt
- Kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất văn phòng tiếp tục giảm mạnh
- 4 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm 30,4% so với cùng kỳ
- Nhập khẩu gỗ nguyên liệu giảm mạnh
- Hà Lan giảm nhập khẩu đổ nội thất bằng gỗ từ thị trường Việt Nam
- Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường EU giảm mạnh
- Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới Mỹ giảm 2 con số
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Canada giảm 2 con số
- Hi vọng từ thị trường Hoa Kỳ
- Tháo gỡ khó khăn đối với việc xác nhận nguồn gốc gỗ rừng trồng trong việc hoàn thuế VAT
- Malaysia đặt mục tiêu xuất khẩu gỗ đạt 28 tỷ RM vào năm 2025
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu