Xuất khẩu viên nén gỗ đang có xu hướng chậm lại
Đến nay, lượng hàng tồn tại viên nén gỗ tại Nhật Bản và Hàn Quốc ở mức cao. Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sẽ khó có cơ hội mở rộng thị trường tại Hàn Quốc và Nhật Bản trong năm 2023.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu viên nén gỗ trong tháng 4/2023 đạt 60 triệu USD, giảm 26,6% so với tháng 4/2022. Tính chung 4 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu viên nén gỗ đạt 260 triệu USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu, viên nén gỗ trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng đối với ngành gỗ, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này chiếm 6,3% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.
Trong đó, viên nén gỗ xuất khẩu chủ yếu tới thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc, kim ngạch xuất khẩu tới Nhật Bản đạt 98,8 triệu USD, tăng 42,1% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 55,5% tổng kim ngạch xuất khẩu viên nén gỗ; Hàn Quốc đạt 70 triệu USD, giảm 17,3%, chiếm 39,3%...
Hiện Việt Nam là quốc gia cung ứng viên nén gỗ lớn thứ hai trên thế giới (sau Mỹ), bức tranh cung - cầu mặt hàng này trên thế giới sẽ tác động trực tiếp tới các hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam.
Cụ thể, trong năm 2023 lượng cung viên nén gỗ vào thị trường EU từ Mỹ và Canada có xu hướng mở rộng mạnh trở lại sau một thời gian khan hiếm nguồn cung do ảnh hưởng từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine; do cước vận chuyển hàng hải tăng cao.
Nửa đầu năm 2022 các doanh nghiệp sản xuất khu vực Bắc Mỹ phải chuyển hướng luồng cung của mình từ thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc sang cung cấp cho EU nhằm nắm bắt được lợi thế về giá cao từ EU.
Nguồn cung từ Bắc Mỹ giảm mạnh bắt buộc các doanh nghiệp Nhật Bản và Hàn Quốc phải tìm nguồn cung thay thế. Điều này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu tại đây.
Bên cạnh đó, các bất ổn do chiến tranh và cước vận chuyển cao tạo ra tâm lý dự trữ hàng tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Đến nay, lượng hàng tồn tại hai thị trường này ở mức cao. Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sẽ khó có cơ hội mở rộng thị trường tại Hàn Quốc và Nhật Bản trong năm 2023.
Hàng tồn kho lớn, nguồn cung dồi dào khiến các doanh nghiệp Hàn Quốc có xu hướng giảm nhập khẩu mặt hàng viên nén gỗ; Nhật Bản siết lại các tiêu chuẩn về chất lượng và bền vững.
Năm 2022, khi lượng cung vào các thị trường này thiếu hụt, nhiều nhà nhập khẩu tại đây dưới sức ép về nguồn cung không có sự lựa chọn nào khác mà phải chấp nhận sản phẩm có chất lượng thấp hơn so với kỳ vọng. Điều này tạo cơ hội cho nhiều nhà sản xuất và thương mại của Việt Nam, với các sản phẩm hạn chế về chất lượng, được tham gia thị trường.
Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, cơ hội này cho các nhà sản xuất và thương mại của Việt Nam không còn nữa. Một số doanh nghiệp Nhật Bản đang yêu cầu các nhà cung cấp từ Việt Nam chuẩn hóa về tiêu chuẩn chất lượng, bao gồm cả các sản phẩm bền vững.
Do quy trình sản xuất đơn giản, viên nén gỗ là một sản phẩm có thể dễ dàng chế biến ở các cơ sở từ nhỏ đến lớn. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu này đôi khi chưa được kiểm soát chặt chẽ về khía cạnh chất lượng và pháp lý.
Về mặt chất lượng, có không ít cơ sở lại sử dụng nguyên liệu hỗn tạp, tạo ra sản phẩm chất lượng kém, mất uy tín với khách hàng. Do vậy, điều kiện tiên quyết để có thể đi xa trong thị trường tiềm năng này là doanh nghiệp phải chủ động sàng lọc kỹ hơn nguồn nguyên liệu đầu vào, không sử dụng nguyên liệu lẫn tạp chất, kém chất lượng.
Các thủ tục liên quan tới đấu thầu, xuất khẩu tại một số thị trường. Chẳng hạn, để bán hàng cho nhà máy nhiệt điện Hàn Quốc phải qua một trung gian thương mại khiến cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ bị phụ thuộc nhiều vào bên thứ ba.
Điều này cũng khiến chi phí sản phẩm đến tay khách hàng tăng lên đáng kể. Một yếu tố khác khiến kim ngạch xuất khẩu viên nén gỗ tới các thị trường khó tính
như châu Âu, Nhật Bản chưa cao, là các chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) còn ít.
Gỗ Việt
- Xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp chưa có tín hiệu tích cực
- Kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất văn phòng tiếp tục giảm mạnh
- 4 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm 30,4% so với cùng kỳ
- Nhập khẩu gỗ nguyên liệu giảm mạnh
- Hà Lan giảm nhập khẩu đổ nội thất bằng gỗ từ thị trường Việt Nam
- Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường EU giảm mạnh
- Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới Mỹ giảm 2 con số
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Canada giảm 2 con số
- Hi vọng từ thị trường Hoa Kỳ
- Tháo gỡ khó khăn đối với việc xác nhận nguồn gốc gỗ rừng trồng trong việc hoàn thuế VAT
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu