Biến động về thị trường Xuất khẩu của ngành Gỗ từ góc nhìn doanh nghiệp
Báo cáo "Biến động về thị trường xuất khẩu của ngành gỗ: Từ góc nhìn doanh nghiệp" là sản phẩm của nhóm nghiên cứu VIFOREST, FPA Bình Định, HAWA, BIFA và tổ chức Forest Trends. Nguồn thông tin trong Báo cáo được tính toán dựa trên dữ liệu khảo sát các doanh nghiệp trong ngành gỗ. Nhóm nghiên cứu xin trân trọng cảm ơn Chủ tịch của các Hiệp hội Gỗ nêu trên đã ủng hộ, hỗ trợ và chỉ đạo Văn phòng các Hiệp hội trực tiếp tham gia trong quá trình khảo sát, soạn thảo Báo cáo này. Cơ quan Hợp tác phát triển của Chính phủ Anh (DFID) và Cơ quan Hợp tác Phát triển của Chính phủ Na Uy (NORAD) đã hỗ trợ một phần tài chính thông qua Forest Trends để hình thành Báo cáo. Các nhận định trong Báo cáo là của các tác giả.
Thời gian vừa qua cung - cầu gỗ nguyên liệu và các mặt hàng gỗ trên thế giới đặc biệt tại các thị trường lớn như Hoa Kỳ và EU có nhiều biến động. Các nguyên nhân gây ra các biến động này bao gồm đại dịch COVID-19 và gần đây là xung đột Nga - Ukraine là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến lạm phát cao ở nhiều quốc gia. Chi phí sản xuất, vận chuyển và sinh hoạt trở nên đắt đỏ. Cầu tiêu dùng đặc biệt đối với các nhóm hàng hoá không thiết yếu giảm. Với độ hội nhập sâu và rộng với thị trường thế giới, ngành gỗ Việt Nam đang chịu tác động trực tiếp của các biến động này, đặc biệt trên phương diện suy giảm xuất khẩu ở các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU và Anh.
Nhằm tìm hiểu thực trạng về sự suy giảm các thị trường xuất khẩu, Nhóm nghiên cứu của các Hiệp hội Gỗ (Viforest, FPA Bình Định, BIFA, HAWA, DOWA) và Forest Trends, xuất phát từ yêu cầu trực tiếp của lãnh đạo các Hiệp hội đã thực hiện khảo sát nhanh với 1 số doanh nghiệp hiện đang trực tiếp xuất khẩu sang các thị trường lớn này. Khảo sát được thực hiện vào trung tuần tháng 7 vừa qua. Bảng hỏi khảo sát tập trung vào các khía cạnh như thực trạng của thị trường đầu ra sản phẩm, thực trạng các đơn hàng, nguồn thu của Doanh nghiệp và thay đổi về các khía cạnh này trong những tháng còn lại của năm 2022 thông qua tình trạng đơn hàng và đánh giá của bản thân Doanh nghiệp.
Vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng thông tin trong Báo cáo này.
Gỗ Việt
- Bản tin Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Lào (đến hết tháng 4/2022)
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ vùng địa lý tích cực và không tích cực
- Tài liệu Hội nghị giao ban ngành gỗ Quý III 2022
- Thương mại gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam - Trung Quốc
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ vùng địa lý tích cực và không tích cực
- Thực trạng và một số rào cản trong sản xuất gỗ rừng trồng có chứng chỉ bền vững tại Việt Nam
- Viên nén – mặt hàng mới nổi của Việt Nam và một số khía cạnh cần quan tâm
- Tác động của cuộc chiến Nga- Ukraina tới ngành gỗ Việt Nam hiện tại và tương lai
- Liên kết để tạo nguồn nguyên liệu bền vững
- Báo cáo Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm năm 2021