Thực trạng và một số rào cản trong sản xuất gỗ rừng trồng có chứng chỉ bền vững tại Việt Nam
Hiện Việt Nam (tính tới hết tháng 3/2022) có 226,429 ha rừng đạt chứng chỉ FSC và 54,529 ha rừng đạt chứng chỉ VFCS/PEFC. Phần diện tích đạt chứng chỉ FSC này bao gồm một số diện tích là rừng tự nhiên; phần còn lại là rừng trồng.
Nguyên liệu gỗ đầu vào là một trong những yếu tố quan trọng nhất cấu nên một sản phẩm và thông thường chiếm 40-60% trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Do vậy đảm bảo nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào ổn định lâu dài có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành. Hiện nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào cho ngành gỗ được huy động từ hai nguồn chính.
Nguồn thứ nhất là gỗ trong nước, bao gồm gỗ rừng trồng tập trung (21,5 triệu m3 năm 2021), gỗ cao su và cây phân tán (9,5 triệu m3) (Tổng cục Lâm nghiệp, 2022). Lượng khai thác thực tế đặc biệt từ các diện tích rừng trồng tập trung có thể lớn hơn (Phúc và cộng sự, 2021). Mặc dù đến nay chưa có những con số thống kê cụ thể, nhiều ý kiến cho rằng 60-70% lượng cung từ nguồn này là gỗ nhỏ và được sử dụng làm dăm gỗ và viên nén. Phần còn lại (30-40%) là gỗ lớn được đưa vào chế biến đồ gỗ chủ yếu phục vụ xuất khẩu.
Nguồn thứ 2 là gỗ nhập khẩu. Bình quân mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 5-6 triệu m3 gỗ nguyên liệu quy tròn, với khoảng 60-70% trong số này là gỗ được coi là gỗ ít rủi ro, phần lớn được vào chế biến phục vụ xuất khẩu (một phần nhỏ sử dụng nội địa), 30-40% lượng còn lại là gỗ rủi ro, chủ yếu được tiêu thụ nội địa.
Nguồn cung gỗ nhập khẩu đang có những biến động rất lớn trong thời gian gần đây. Đại dịch COVID-19 làm giá cước vận chuyển tăng phi mã, làm gỗ nhập khẩu trở nên đắt đỏ. Sức ép tăng giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu tiếp tục tăng, đặc biệt kể thì khi xung đột Nga – Ukraina nổ ra. Hiện một số doanh nghiệp trong ngành đã bắt đầu xuất hiện những lo lắng về tính ổn định cũng như các lợi thế đang dần mất đi của nguồn cung này. Đối với các doanh nghiệp trong ngành, ổn định về nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào có vai trò sống còn đối với ngành.
Trong nhiều năm qua, Chính phủ đã đưa ra các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích trồng rừng gỗ lớn, có chứng chỉ, phục vụ sản xuất đồ gỗ. Tạo nguồn gỗ nguyên liệu rừng trồng có chất lượng trong nước sẽ trực tiếp phần tạo ra ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao được tạo ra từ nguồn gỗ này mà còn giúp làm giảm sự phụ thuộc của ngành vào nguồn gỗ nhập khẩu đặc biệt là nguồn gỗ rủi ro. Tuy nhiên cho đến nay, kết quả đạt được trong việc tạo nguồn gỗ rừng trồng chất lượng cao vẫn còn thấp hơn nhiều so với kỳ vọng. Trong bối cảnh nguồn cung gỗ nguyên liệu nhập khẩu đang có những biến động lớn như hiện nay, bài toán tạo nguồn nguyên liệu gỗ trong nước ổn định và có chất lượng trở thành cấp bách.
Báo cáo Thực trạng và một số rào cản trong sản xuất gỗ rừng trồng có chứng chỉ bền vững tại Việt Nam cung cấp thông tin về thực trạng của việc trồng rừng có chứng chỉ bền vững tại Việt Nam, bao gồm một số rào cản trong việc thực hiện và mở rộng các diện tích rừng trồng có chứng chỉ bền vững. Hiện đang tồn tại 2 hệ thống chứng chỉ rừng bền vững tại Việt Nam là FSC và VFCS (Hệ thống chứng chỉ rừng của Việt Nam, đã được Tổ chức PEFC công nhận vào cuối năm 2020). Do hệ thống VFCS mới được thiết lập và vận hành, Báo cáo này tập trung sâu vào các diện tích và các đơn vị đã đạt chứng chỉ FSC cho các diện tích rừng trồng của mình.
Thông tin về các diện tích rừng trồng đạt chứng chỉ FSC được nhóm tác giả thu thập từ website của Tổ chức FSC. Thông tin từ nguồn này cho phép xác định các diện tích đã đạt chứng chỉ, đơn vị được cấp chứng chỉ, số chứng chỉ, diện tích, loại rừng, tuổi cây và địa phương nơi có các diện tích này. Thông tin về diện tích rừng trồng trong nước được thu thập từ Báo cáo chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050. Bên cạnh đó, Báo cáo có sử dụng nguồn dữ liệu thu thập được từ phỏng vấn trực tiếp 7 công ty hiện đang có các diện tích rừng đạt chứng chỉ FSC. Phỏng vấn được thực hiện vào đầu tháng 4/2022. Trong số công ty này bao gồm một số công ty có các diện tích rừng liên kết với các hộ và một số công ty có các diện tích rừng riêng của mình. Thông tin từ phỏng vấn công ty cho phép xác định được thực trạng hoạt động của các đơn vị này, các thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện và duy trì chứng chỉ. Mặc dù thông tin từ 7 công ty này không có tính đại diện cho tất cả các đơn vị đang có các chứng chỉ FSC (53 đơn vị tổng số), thông tin từ các cuộc phỏng vấn này có vai trò quan trọng để xác định một số rào cản trong việc thực hiện và duy trì chứng chỉ FSC tại Việt Nam hiện nay.
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng đọc tại đây và trích dẫn nguồn khi sử dụng thông tin trong báo cáo.
Gỗ Việt
- Viên nén – mặt hàng mới nổi của Việt Nam và một số khía cạnh cần quan tâm
- Tác động của cuộc chiến Nga- Ukraina tới ngành gỗ Việt Nam hiện tại và tương lai
- Liên kết để tạo nguồn nguyên liệu bền vững
- Báo cáo Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm năm 2021
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ vùng địa lý tích cực và rủi ro: Cập nhật hết 10 tháng đầu năm 2021
- Tạo quỹ đất cho phát triển nguồn gỗ nguyên liệu trong nước bền vững phục vụ chế biến xuất khẩu
- Thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc 2018 – 9 tháng 2021
- Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 9 tháng đầu năm 2021
- Sản xuất và xuất khẩu viên nén của Việt Nam
- Nguồn cung gỗ keo nguyên liệu của Việt Nam, thực trạng và xu hướng
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu