Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ vùng địa lý tích cực và không tích cực
Báo cáo Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ vùng địa lý tích cực và không tích cực (cập nhật đến hết tháng 5 năm 2022) là sản phẩm của Nhóm nghiên cứu của VIFOREST, FPA Bình Định, HAWA, BIFA, DOWA và tổ chức Forest Trends. Nguồn thông tin trong Báo cáo được Nhóm tính toán dựa trên các dữ liệu thống kê xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan Việt Nam. Báo cáo tập trung vào gỗ tròn và gỗ xẻ nhập khẩu trong giai đoạn 2018 đến tháng 5 năm 2022.
Tháng 9 năm 2020, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 102/NĐ-CP quy định về hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp. Đây là một trong những bước đi nhằm thực hiện cam kết của Chính phủ trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác Tự nguyện (VPA) đã ký với Liên minh Châu Âu (EU). Kiểm soát tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu nhập khẩu là một trong những nội dung trọng tâm của Nghị định 102. Theo Nghị định, việc kiểm soát này được dựa theo tiêu chí các vùng địa lý cung cấp gỗ cho Việt Nam (tích cực và không tích cực) và loài gỗ nhập khẩu (rủi ro và không rủi ro) nhập khẩu vào Việt Nam từ các vùng địa lý này. Cụ thể, Quyết định số 4832/2020/BNN-TCLN ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
(NN&PTNT) công bố danh sách 51 quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực. Các quốc gia nằm ngoài danh sách này được coi là các vùng địa lý không tích cực (hay còn được coi là rủi ro). Quyết định 5246/QĐ-BNN-TCLN ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ NN&PTNT công bố danh sách tất cả các loài gỗ được nhập khẩu vào Việt Nam tính đến hết tháng 6 năm 2021. Tổng số 822 loài gỗ đã được công bố trong danh sách này. Hiện tại, các loài gỗ thuộc danh mục CITES, các loài nguy cấp, quý hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc không nằm trong danh mục 822 loài này được coi là các loài rủi ro.
Báo cáo này cập nhật về tình hình Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu rủi ro dựa trên 2 tiêu chí nêu trên. Báo cáo sử dụng số liệu từ năm 2018 đến hết tháng 5 năm 2022. Số liệu trong báo cáo được tổng hợp từ nguồn dữ liệu thống kê nhập khẩu của Tổng cục Hải quan Việt Nam. Báo cáo tập trung vào 2 loại gỗ nguyên liệu là gỗ tròn và gỗ xẻ.
Một số điểm chính trong báo cáo bao gồm:
- Năm 2021 Việt Nam nhập khẩu gần 6 triệu m3 gỗ tròn và gỗ xẻ quy tròn. Lượng gỗ này được đưa vào chế biến làm hàng xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Lượng gỗ nhập khẩu từ vùng địa lý tích cực (ít rủi ro) chiếm khoảng 2/3 trong tổng lượng nhập khẩu, phần còn lại (1/3) là gỗ nhập khẩu từ nguồn không tích cực (rủi ro). Lượng gỗ ít rủi ro được nhập khẩu vào Việt Nam có xu hướng tăng, từ 61% trong tổng lượng nhập khẩu năm 2018 (3,6 triệu m3 quy tròn) lên 70% năm 2021 (4,2 triệu m3 quy tròn). Ngược lại, lượng gỗ rủi ro nhập khẩu có xu hướng giảm, từ 39% năm 2018 (2,2 triệu m3 quy tròn) xuống còn 30% năm 2021 (1,8 triệu m3).
- Năm tháng đầu năm 2022, Việt Nam nhập khẩu gần 2,3 triệu m3 gỗ nguyên liệu quy tròn từ 95 thị trường. Lượng nhập khẩu này tương đương 39% tổng lượng nhập cả năm 2021, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2021
- Về gỗ tròn, trong 5 tháng đầu năm 2022, Việt Nam nhập khẩu trên 842 ngàn m3 gỗ tròn, đạt kim ngạch 250 triệu USD. Lượng và kim ngạch nhập khẩu loại gỗ nguyên liệu này giảm, chỉ bằng 65% và 72% so với cùng kỳ năm 2021. Tỷ trọng gỗ tròn nhập khẩu từ vùng địa lý tích cực tăng dần qua các năm: 46% năm 2018, 49% năm 2019 và 2020, và 57% năm 2021. Phần còn lại trong các năm tương ứng là gỗ từ các vùng không tích cực.
- Trong 5 tháng đầu năm 2022, có 35 thị trường tích cực cung cấp 421 ngàn m3 gỗ tròn cho Việt Nam, với kim ngạch hơn 113 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2021, nhập khẩu gỗ tròn từ các thị trường tích cực này đã giảm 35% về lượng và 28% về giá trị.
- Tuy nhiên trong 5 tháng đầu 2022 tỷ trọng gỗ tròn nhập khẩu từ nguồn rủi ro tăng, với lượng nhập đạt 422 ngàn m3, chiếm 40% trong tổng lượng gỗ tròn nhập khẩu.
- Trong 5 tháng đầu năm 2022, Việt Nam nhập khẩu hơn 1 triệu m3 gỗ xẻ, với kim ngạch 449 triệu USD, chỉ bằng 61% về lượng và 78% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.
- Trong 5 tháng đầu năm 2022 có 41 thị trường tích cực cung 662 ngàn m3 gỗ xẻ, trị giá 295 triệu USD cho Việt Nam.
- Trong giai đoạn 2018 – 2021, lượng gỗ xẻ nhập khẩu từ các thị trường tích cực ngày càng tăng, từ 1,7 triệu m3 (quy tròn) năm 2018 lên 2,1 triệu m3 năm 2021. Tỷ trọng gỗ xẻ từ nguồn tích cực chiếm từ 71 đến 77% trong tổng lượng gỗ xẻ nhập khẩu mỗi năm.
- Đối với gỗ rủi ro nhập khẩu, tỷ trọng gỗ tròn lớn hơn nhiều so với gỗ xẻ. Khoảng 50% lượng gỗ tròn nhập khẩu là gỗ rủi ro so với 23% là lượng gỗ xẻ rủi ro nhập khẩu.
- Hàng năm có trên 1.200 doanh nghiệp tham gia nhập khẩu gỗ nguyên liệu. Gần 90% trong số này có lượng nhập dưới 5.000 m3 gỗ/năm.
- Hoa Kỳ, Brazil, Chile, New Zealand và Nga là 5 thị trường cung cấp gỗ xẻ lớn nhất cho Việt Nam. Các loài nhập khẩu chính bao gồm thông, bạch dương, dẻ gai, vân sam. Nhìn chung gỗ nhập khẩu từ các nguồn này giảm trong những tháng gần đây.
- Cameroon, Papua New Guinea, Nigeria, Suriname và CHDC Công-gô là 5 thị trường cung gỗ tròn lớn nhất cho Việt Nam.
Quý vị vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng thông tin trong Báo cáo này.
Gỗ Việt
- Tài liệu Hội nghị giao ban ngành gỗ Quý III 2022
- Thương mại gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam - Trung Quốc
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ vùng địa lý tích cực và không tích cực
- Thực trạng và một số rào cản trong sản xuất gỗ rừng trồng có chứng chỉ bền vững tại Việt Nam
- Viên nén – mặt hàng mới nổi của Việt Nam và một số khía cạnh cần quan tâm
- Tác động của cuộc chiến Nga- Ukraina tới ngành gỗ Việt Nam hiện tại và tương lai
- Liên kết để tạo nguồn nguyên liệu bền vững
- Báo cáo Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm năm 2021
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ vùng địa lý tích cực và rủi ro: Cập nhật hết 10 tháng đầu năm 2021
- Tạo quỹ đất cho phát triển nguồn gỗ nguyên liệu trong nước bền vững phục vụ chế biến xuất khẩu
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu