Mở rộng thị trường xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam dựa vào sức mạnh nội lực mới

28/05/2018 04:02
Mở rộng thị trường xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam dựa vào sức mạnh nội lực mới

Đặc Đặc trưng của ngành gỗ là phát triển tự phát, từ 25 năm trở lại đây, nhưng thật may là đi đúng hướng và đến nay thực sự phát triển. Và nhìn vào tổng quan, nếu nhà nước hỗ trợ thì sẽ phát triển hơn nhiều và lớn mạnh hơn. Đó là ý kiến của ông Huỳnh Quang Thanh - Chủ tịch Hội chế biến gỗ Bình Dương, TGĐ Công ty TNHH Hiệp Long.

Theo tôi, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang băn khoăn liệu ngành gỗ có tăng trưởng bền vững không và mục tiêu xuất khẩu 9 tỉ USD trong năm 2018 có đạt được không? Và xu hướng trên thế giới vẫn còn sử dụng đồ gỗ trong nhiều năm, kết hợp với sự thay đổi trong sử dụng nguyên liệu làm đồ nội thất. Do vậy, để phát triển một cách chủ động càng phải có người định hướng chi tiết, rõ ràng và cụ thể. Bên cạnh đó, cần phải định hướng ở tầm vĩ mô từ các cơ quan quản lý nhà nước về các vấn đề như nguyên liệu, đào tạo nghề, tiếp thị và mở rộng thị trường. 
Đối với cả nguồn nguyên liệu trong nước và nhập khẩu thì phải ổn định và chủ động. Trong khi đó, ở lĩnh vực dạy nghề, ở Việt Nam vẫn đang thiên về lý thuyết (chiếm đến 80%), thực hành chỉ có 20%, và chủ yếu là dạy kĩ sư hơn là đào tạo ra công nhân lành nghề. Với nền tảng như vậy, nên hạn chế năng suất lao động của doanh nghiệp Việt Nam. Chúng ta hiện nay cạnh tranh với các nước khác là lương công nhân thấp hơn (thấp hơn 50% so với Trung Quốc), và thấp hơn cả Thái Lan và Malaysia. Do vậy nhiều đơn hàng từ Trung Quốc chuyển sang Việt Nam. 


Do vậy sẽ có sự chuyển dịch về nơi có giá sản phẩm cạnh tranh hơn. Nhưng tới một lúc nào đó sẽ có sự tiệm cận về lương - đây không phải là yếu tố cạnh tranh nữa thì khi đó năng suất lao động là yếu tố quyết định giá  sản phẩm. Nếu thích ứng được với nền kinh tế cạnh tranh thì sẽ tồn tại lâu dài. Thị trường thế giới luôn biến động, cần có giá cả, chất lượng và năng suất lao động ổn định, cạnh tranh mới tồn tại và phát triển bền vững.
Ưu điểm của ngành chế biến gỗ Việt Nam là phát triển thời gian khá dài và dựa vào kinh tế tư nhân. Đối với kinh tế tư nhân việc đào tạo đội ngũ kế thừa là quan trọng. Hầu hết các đội ngũ tiếp nối được đào tạo tốt và gửi đi học từ nước ngoài. Với lực lượng kế cận được đào tạo tốt thì thế hệ sau của ngành chế biến gỗ Việt Nam sẽ phát triển tốt hơn giai đoạn hiện tại và điều này cũng giúp thúc đẩy cho ngành phát triển tốt hơn. 
Trong khi các cơ quan quản lý nhà nước cần tác động vào các vấn đề lớn khác như hỗ trợ thực hiện tiếp thị, vì các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết không giỏi tiếp thị sản phẩm, hoặc do điều kiện tài chính hạn chế,  hoặc trình độ ngoại ngữ hoặc không đủ tự tin để giới thiệu sản phẩm tới thị trường thế giới. Nên đội ngũ tiếp thị cần được đào tạo bài bản để ngành gỗ phát triển hơn. Việc tiếp thị thông qua các hình thức như tham gia các hội chợ triển lãm để thấy được xu hướng các mẫu mã sản phẩm mới, vì lâu nay việc tiếp thị  của chúng ta thường mang tính bị động. 
Trong thời gian tới, cần hướng đến thị trường Mỹ, đây là nước giàu có và rộng lớn với hơn 265 triệu dân, tầng lớp trung lưu chiếm số đông và Mỹ có một chính sách khuyến khích đầu tư, cho người dân mua nhà, mua bao nhiêu cũng được miền có tiền và tiền này là hợp pháp. Những nhà giàu trên thế giới có xu hướng cho con du học ở Mỹ, do vậy thị trường bất động sản nhà ở của Mỹ vẫn phát triển. Xu hướng của người Mỹ là dịch chuyển từ chỗ này qua chỗ khác. Do vậy bất động sản ở Mỹ luôn tăng trưởng đồng thời kéo theo sản phảm đồ gỗ cũng tăng trưởng theo. Trước mắt thị trường Mỹ vẫn là thị trường quan trọng. Do vậy thị trường này vẫn duy trì và tăng trưởng. 
Thị trường Trung Quốc là thị trường về lâu về dài, đây là nước tiêu thụ nguyên liệu gỗ hàng đầu trên thế giới, nên tính năng động của thị trường này rất mạnh. Đối với thị trường Trung Quốc với trên 600 triệu hộ cùng với chu kỳ thay thế các sản phẩm từ 10 – 15 năm thì đây hoàn toàn là thị trường tiềm năng lớn. 
Thị trường châu Âu là thị trường cũ và sẽ duy trì tốc độ ổn định. Đối với thị trường Nhật, do xu hướng chuyển địch đầu tư, các doanh nghiệp đang đầu tư ở Trung Quốc có xu hướng dịch chuyển sang Việt Nam đầu tư do giá nhân công tại Trung Quốc đang tăng cao, cùng với thị trường Mỹ đây là thị trường trước mắt của Việt Nam.
GỖ VIỆT số 100
CẨM LÊ