Phát triển ngành gỗ: Cần một kế hoạch tổng thể

01/05/2018 15:38
Phát triển ngành gỗ:  Cần một kế hoạch tổng thể

Nếu có tầm nhìn xa, nguyên liệu hay diện tích rừng của Việt Nam phát triển là nhờ ngành chế biến gỗ phát triển. Nhưng mà ngành chế biến gỗ là ngành sản xuất dùng lượng lao động rất lớn, việc này chỉ có khoảng thời gian nhất định, chứ không tồn tại tình trạng sử dụng lao động nhiều lâu dài. Đó là nhận định của ông Điền Quang  Hiệp – Giám đốc công ty Minh Phát 2. 

Theo ông Hiệp, ngành chế biến gỗ có xu hướng dịch chuyển từ các nước châu Âu, châu Mỹ tới Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan rồi sau mới tới Việt Nam, sau này sẽ đi tiếp và sẽ chuyển dịch sang Ấn Độ, nơi đây có đầy đủ yếu tố về lao động lớn, chi phí lao động thấp, hiện tại ngành gỗ Việt Nam đang tận dụng lợi thế này. Hiện nay Ấn Độ chưa phát triển ngành chế biến gỗ được là do họ chưa tập trung và phát triển được, nhưng sau Việt Nam, ngành này sẽ dịch chuyển sang Ấn Độ. Myanmar, Campuchia, Lào là các quốc gia không có đầy đủ các yếu tố cạnh tranh để ngành chuyển dịch sang đây, nhưng Ấn Độ đang hội tụ đủ những yếu tố đó. 
Do vậy muốn phát triển ngành gỗ bền vững thì phải có nguồn nguyên liệu ổn định và có chiến lược phát triển nó, để khi  chế biến gỗ dịch chuyển thì ngành vẫn phát triển được. Muốn có được điều đó phải nhìn hình mẫu quản trị rừng từ các quốc gia khác trên thế giới. Câu chuyện này có thể học được từ các quốc gia có quản trị rừng tốt như New Zealand, Mỹ,… họ tổ chức như thế nào để tạo ra khu rừng phát triền bễn vững, trồng cây gì và phát triển, định hướng ra sao. 
Nguồn nguyên liệu từ rừng trồng hiện tại của Việt Nam rất đơn giản chỉ có cây keo. Với hai loại gỗ phổ biến này, Việt Nam chưa có chiến lược phát triển bền vững nó. Với chất lượng hiện tại rất kém và lộn xộn, để sử dụng các doanh nghiệp phải kiểm tra từng lô hàng nhập khi mua vào sản xuất đồ xuất khẩu. Hai loại gỗ này hiện tại ở Việt Nam chưa có tiêu chuẩn gì, gỗ xẻ ra áp dụng tiêu chuẩn nào, phân loại gỗ xẻ ra sao, hiện tại hoàn toàn chưa có tiêu chuẩn để kiểm soát các loại gỗ xẻ của Việt Nam. 
Xây dựng và phát triển nguồn nguyên liệu không chỉ để đáp ứng cho thập kỷ này mà còn cho các thập kỷ khác, khi chế biến gỗ dịch chuyển đi thì lâm nghiệp vẫn phát triển và tồn tại. Việc phát triển này liên quan tới trồng cây gì, giống ra sao. Hiện tại ở Việt Nam chỉ có cây cao su và keo/ tràm có diện tích lớn, khi đã xác định được việc trồng cây gì, việc đầu tiên là tiếp tục phát triển các cây này và song song với việc đó các Viện, các cơ quan nghiên cứu  tiếp tục nghiên cứu xem còn cây gì có thể phát triển được ở Việt Nam phục vụ cho ngành chế biến gỗ. Nếu không thì tập trung phát triển hai cây này, việc phát triển mạnh hai cây này liên quan rất nhiều tới giống, do vậy cần phải có nghiên cứu vùng nào trồng phù hợp để tạo ra năng suất cao, và tiêu chuẩn hóa vùng nguyên liệu để phân loại, sau này khi khai thác sẽ dựa vào tiêu chuẩn phân loại gỗ để bán loại gỗ đó. Nếu không có tiêu chuẩn sẽ rất khó bán. 
Ví dụ: đối với gỗ ở Nga, do không có tiêu chuẩn, nên gỗ Nga rất khó bán ở Việt Nam, chỉ bán được gỗ tròn, nhưng bán nguyên cây thì chi phí vận chuyển rất cao.
VẬY LÀM GÌ ĐỂ THÚC ĐẨY NGHÀNH GỖ PHÁT TRIỂN
Đây là giai đoạn mà nhà nước phải nhìn thấy tính đặc thù của ngành, do vậy phải có cơ chế đặc thù cho ngành đó thì nó mới phát triển được. Việc ra các chính sách chung, ví dụ Luật đầu tư,…. cái chung này có tác dụng thúc đẩy phát triển nhưng chỉ trong một giai đoạn nào đó thôi. Muốn phát triển thì cần phải có chính sách riêng cho mỗi ngành.
Đối với ngành gỗ, ngành muốn phát triển trước tiên phải tập trung vào nguồn nguyên liệu, bởi nguyên liệu chiếm tới 40 -60% trong giá thành sản phẩm. Nếu nguồn nguyên liệu ổn định sẽ tạo ra sản phẩm có giá cả và chất lượng sản phẩm ổn định. Trong 8 tỉ USD xuất khẩu thì giá trị ở lại Việt Nam là bao nhiêu? Nếu 40% trong cơ cấu giá  nằm lại ở Việt Nam rồi, còn lại 60% cơ cấu giá trong nguyên liệu cũng nằm ở Việt Nam thì giá trị của sản phẩm gần như trọn vẹn. Tuy nhiên đây chỉ là giả định. 
Trong tương lai, thị trường sẽ tự điều chỉnh nguồn nguyên liệu. Việt Nam có nhiều thuận lợi để các loại cây phát triển. Cao su và keo/tràm có điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển và với giá cả cạnh tranh, cho nên tập trung phát triển hai loại gỗ này một cách bài bản sẽ đáp ứng một lượng hàng cực kỳ lớn.
CẦN ĐA DẠNG HÓA NGUỒN NGUYÊN LIỆU
 


Việt Nam đang  bán cho toàn cầu, có thị trường và gia đình rất thích sản phẩm làm từ gỗ sồi, thì mình phải buộc nhập gỗ sồi về làm hàng bán. Không quan trọng việc chỉ sử dụng một hay hai loại gỗ nguyên liệu để sản xuất mà phải đa dạng nguyên liệu sử dụng, nhưng mình phải đẩy mạnh tiềm năng mình có lên để tận dụng lợi thế cạnh tranh từ hai loại gỗ mình đang có. Nguyên liệu nhập hiện tại rất lớn, chứng tỏ giá trị mang lại đang đi ra ngoài rất nhiều, giá trị giữ lại ở Việt Nam đang giảm. 
Các doanh nghiệp nói tới thị trường là nói tới bán cho ai, bán cho nhà cung cấp nào. Lâu nay các doanh nghiệp dùng kênh hội chợ triển lãm (HCTL) ở các nước để phát triển đối tác. Nhưng tới giai đoạn này, Việt Nam phải chuyển hướng để phát triển mạnh hơn. Vì Việt Nam là một trong những trung tâm sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ, thế giới đã biết tới Việt Nam. Vậy làm sao để cho các DN khác tới Việt Nam tham gia HCTL, để giảm chi phí tham gia HCTL cho các DN Việt Nam. Lượng DN Việt Nam tham gia triển lãm sẽ tăng lên rất nhiều, so với việc ra nước ngoài trưng bày. Nếu có trung tâm HCTL đủ tầm cỡ ở Việt Nam, thì sẽ thu hút được rất nhiều khách hàng, đây là kênh marketing hiệu quả. Hiện nay ở Việt Nam chưa có trung tâm HCTL đủ lớn. Tỉnh Bình Dương đang dẫn đầu cả nước về xuất khẩu, họ đang tính toán phương án xây dựng Trung tâm, nhưng họ vẫn băn khoăn, ngành gỗ thì đồng ý nhưng các ngành khác thì sao, họ có đồng ý không? Nếu nhà nước cùng phối hợp với tỉnh để có thể xây dựng được Trung tâm HCTL đủ tầm, thì lúc đó có rất nhiều ngành tập trung quảng bá. Công tác marketing có rất nhiều cách, có thể qua HCTL, trang web,…. 
GỖ VIỆT số 99
CẨM LÊ