Phát triển bền vững ngành gỗ: Gia tăng niềm tin từ chính sách
Theo đánh giá của các chuyên gia, kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ rất lớn và tiếp tục tăng, tuy nhiên, ngành gỗ cần thúc đẩy các yếu tố nền tảng hiện có để ngành phát triển mạnh mẽ hơn và bền vững hơn trong tương lai.
Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư kí Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam Vifores, ngành gỗ hiện nay đang đứng trước cơ hội lớn để đạt được mục tiêu xuất khẩu gỗ đạt 10 tỉ USD vào năm 2020. Nhìn chung, ngành chế biến xuất khẩu gỗ ở Việt Nam đang có những dịch chuyển theo hướng tăng cả lượng và chất. Đây là tín hiệu quan trọng phản ánh sự dịch chuyển theo hướng phát triển bền vững trong tương lai của ngành gỗ Việt Nam.
Nghiên cứu hoạt động xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ nước ta những năm gần đây, có thể thấy, sự khởi sắc của ngành gỗ có động lực từ việc chuyển dịch các đơn hàng. Quy mô phát triển tương đối lớn và đứng trước ngưỡng cửa tạo ra bước đột phá mới, có được sự phát triển về qui mô sản xuất này, nhờ các chính sách điều chỉnh từ cơ quan quản lý nhà nước, với việc thúc đẩy các ý tưởng kết nối theo chuỗi, chuỗi là có người trồng rừng, có người chế biến gỗ, chuỗi có thể nằm trong một quy mô doanh nghiệp lớn hoặc là một tập hợp quy mô các doanh nghiệp kết nối với nhau dựa trên quan điểm và lợi ích gần nhau. Và các cơ quan quản lý nhà nước đang đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành các chuỗi này, cũng như định hướng thị trường để tạo ra yếu tố quyết định cho sự phát triển.
Bên cạnh đó, ngành gỗ Việt Nam đang từng bước giải quyết các thách thức về nguồn nguyên liệu, gỗ nhập khẩu để sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu chỉ chiếm dưới 30% (tương đương với 9 triệu m3). Trong đó nguồn gỗ trong nước đã cung ứng cho chế biến gỗ xuất khẩu chiếm 70% (tương đương với trên 21 triệu m3). Và nguồn gỗ trong nước đã từng bước thay thế gỗ nhập khẩu với khối lượng ngày càng lớn. Căn cứ sự biến đổi nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng gỗ của thị trường thế giới và trong nước, rất cần có nghiên cứu xác định được các sản phẩm gỗ lợi thế của Việt Nam trong các năm tới. Trong đó có các sản phẩm đang có thị trường và giá trị kim ngạch xuất khẩu cao, như các loại ván công nghiệp (ván sợi, ván dăm, ván ghép thanh, ván ép,…); Các sản phẩm gỗ xây dựng được chế biến từ các loại ván công nghiệp và đồ nội thất. Lợi thế của các sản phẩm này sử dụng tối đa gỗ rừng trồng.
Đặc biệt là các cơ quan quản lý nhà nước tìm ra các giải pháp hợp lý trong việc cân đối cung - cầu nguyên liệu từ nguồn nhập khẩu, nguồn gỗ trong nước đáp ứng tiêu dùng, giữa thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu… Ngoài ra, cần có các cơ chế khuyến khích hình thành các cơ sở đào tạo nghề, với các nghề đào tạo hình thành dựa trên nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, chú trọng các loại hình kiến thức và tay nghề tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm. Khuyến khích doanh nghiệp cải tiến công nghệ theo hướng tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu đầu vào, giảm giá thành sản xuất.
Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, ngành gỗ đang cố gắng khai thác thật tốt các thị trường xuất khẩu lớn, như thị trường Hoa Kỳ, nơi chiếm đến 20% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu của cả Việt Nam. Thặng dư trong cán cân thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đạt khoảng 32 tỷ USD mỗi năm. Mức thặng dư này, cộng với xu hướng đầu tư từ Trung Quốc vào ngành chế biến gỗ của Việt Nam, có thể tạo ra những mối quan tâm đặc biệt từ Hoa Kỳ.
Thực tế này đặt ra yêu cầu ngành Gỗ và các cơ quan quản lý của Việt Nam cần có sự chuẩn bị thích hợp, nhằm giảm thiểu những thay đổi trong xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Vấn đề cần lưu tâm đối với thị trường này là chính sách thương mại của Tổng thống Trump theo hướng giảm thâm hụt thương mại, bảo hộ mậu dịch, khuyến khích sản xuất trong nước.
Ông Nguyễn Tôn Quyền cũng cho biết thêm, việc tham gia CPTPP cũng mang đến nhiều cơ hội cho ngành gỗ Việt Nam hơn. Một số thành viên của CPTPP như Nhật Bản - một trong những nhà nhập khẩu lớn của gỗ Việt Nam, hay Canada - quốc gia có ngành công nghiệp gỗ mạnh với sản lượng một năm lên tới 600 triệu m3 gỗ. Vì vậy, cơ hội đối với ngành gỗ Việt Nam rất lớn.
Cùng với đó, ngay khi CPTPP có hiệu lực, thuế quan sẽ lập tức xuống bằng 0, điều này mang lại lợi thế lớn cho Việt Nam. Đặc biệt, CPTPP sẽ giúp việc mua máy móc, thiết bị và công nghệ từ các quốc gia phát triển như Nhật Bản ... được thuận lợi hơn, khi thuế hạ xuống.
Bên cạnh đó, CPTPP còn có các quốc gia lâm nghiệp hùng mạnh, có rừng tốt, quản lý rất bài bản cho nên chúng ta sẽ học tập được công tác quản trị doanh nghiệp gỗ thế nào cho hiệu quả nhất, đặc biệt là gỗ hợp pháp và bảo vệ môi trường.
GỖ VIỆT số 100
NAM ANH
- Phát triển ngành gỗ : NHÌN TỪ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA WOODS LAND
- Phát triển ngành gỗ: Cần một kế hoạch tổng thể
- Giá gỗ nguyên liệu: Thấp thỏm chờ giá tăng
- Xuất khẩu gỗ 2018: Cơ hội đan xen thách thức
- Làng nghề gỗ: Giảm rủi ro, hướng tới bền vững
- Xu hướng gỗ cứng 2018: Nhiều dư địa cho khả năng tăng trưởng
- Xu hướng của ngành gỗ
- BÌNH PHƯỚC: Hộ trồng rừng trong cơn bão giá gỗ cao su
- Ý kiến doanh nghiệp: Bắt nguồn từ cạnh tranh nguyên liệu
- Giá gỗ cao su tăng cao: Cần quản lý chặt chẽ để tránh rủi ro
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu