Phát triển ngành gỗ : NHÌN TỪ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA WOODS LAND
Làm thế nào để phát triển ngành bền vững luôn là câu hỏi lớn với những người làm công tác quản lý và cả những doanh nghiệp ngành gỗ. Đối với Công ty Woodsland, việc tìm ra hướng phát triển trong những thời điểm quan trọng của ngành chính là cách để duy trì nền tảng tăng trưởng của doanh nghiệp, cũng như góp phần giúp ngành gỗ phát triển bền vững. Dưới đây là cuộc trao đổi của Tạp chí Gỗ Việt với Đỗ Thị Bạch Tuyết – Tổng giám đốc Công ty Woodsland về những vấn đề này.
Thưa bà, chúng ta nên định hướng như thế nào để ngành gỗ phát triển bền vững, và theo bà ngành gỗ Việt Nam nên thay đổi như thế nào để thích ứng với thị trường?
Theo tôi để ngành gỗ phát triển bền vững thì chúng ta cần chú trọng đến nguồn nguyên liệu, vẫn nên duy trì cả phát triển rừng trồng trong nước và kết hợp nguyên liệu nhập khẩu, không nên trói mình vào là chỉ chú trọng tới phát triển nguồn nguyên liệu trong nước, trong khi nguồn nguyên liệu trong nước nghèo nàn chỉ có Keo, bạch đàn và cao su. Do vậy để phát triển ngành phải đa dạng hóa cả nguyên liệu, sản phẩm và cả khách hàng.
Ví dụ hiện nay một số khách hàng đề cập với Woodsland rằng, đồ gỗ phòng ngủ Trung Quốc đang bị áp thuế chống bán phá giá tại Mỹ, mà gần đây, dòng sản phẩm này đang được chúng tôi sản xuất, đó là cơ hội cần nắm bắt. Do vậy ngành gỗ cần đa dạng chủng loại sản phẩm cũng giống như nguyên liệu, vì bản thân thị trường cũng cần sự đa dạng, kết hợp các loại nguyên liệu khác nhau. Trên một sản phẩm cũng có sự kết hợp các vật liệu khác.
Woodsland cũng như các doanh nghiệp khác nói chung, nghiên cứu phát triển sản phẩm để biết trước thị trường cần sản phẩm gì là không có. Mà tôi cảm thấy chúng ta hiện rất thụ động đợi khách hàng hỏi mình và yêu cầu gì, thậm chí người ta yêu cầu chưa rõ ràng, mình vẫn phải hỏi họ để làm rõ yêu cầu đó. Đây là hạn chế của doanh nghiệp Việt Nam.
Khi trao đổi với khách hàng Mỹ, họ cho biết sự khác biệt của DN Việt Nam với các DN Trung Quốc hoặc Đài Loan, thì khách hàng chỉ cần nói, có thể là chỉ là cuộc trao đổi ngoài lề sự kiện, khi khách hàng nhìn thấy một sản phẩm vừa ý, thì ngay lập tức có bộ phận phân tích ý kiến đó của khách hàng và họ sẽ gửi cho khách hàng về sản phẩm đó.
Ngoài ra họ có bộ phận phân tích thị trường họ biết xu thế, mầu sắc,.. của sản phẩm để làm hài lòng khách hàng. Trong khi đó DN Việt Nam thì đòi hỏi sự rõ ràng, phải có sự đòi hỏi cụ thể về bản vẽ, yêu cầu. Điều này làm mất đi cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Theo bà, việc phân tích thị trường và nhu cầu sản phẩm, cũng như xu hướng tiêu dùng có tính quyết định thế nào với sự phát triển, và làm thế nào để nhận biết được xu hướng này?
Nếu nói ở quy mô nhỏ hơn, ví dụ như Woodsland, IKEA là khách hàng của Woodsland - họ có nhiều nhà cung cấp khác nhau, IKEA sẽ biết thế mạnh của người cung cấp hàng cho họ là gì. Họ sẽ cùng với mình để phát triển sản phẩm gì, và dòng hàng gì. Trong khi đó ở Việt Nam thì doanh nghiệp sẽ phải tự làm, không có Viện, Hiệp hội, hoặc một cơ quan nào định hướng cho họ, họ mạnh gì, họ phát triển đi theo hướng nào? Ở Việt Nam hiện nay hoàn toàn chưa có cơ quan nào nghiên cứu điều đó, và chủ yếu là tự phát, DN nếu có duyên gặp khách này thì sẽ phát triển theo hướng của khách hàng đó. Và thực tế chúng ta chưa có sự chủ động trước, tôi sẽ làm cái này, đi theo hướng này cái mà có sự chuẩn bị trước.
Đối với Woodsland việc phân tích thị trường hiện tại ra sao?
Chúng tôi đang cố gắng nhận định mình mạnh về cái gì và phát triển sản phẩm gì để tận dụng, tối ưu hóa và phát huy lợi thế của Doanh nghiệp. Mặt khác, chúng tôi còn phải phân tích nguồn nguyên liệu ở Việt Nam, giả sử gỗ keo là thế mạnh, trong những năm tới định hướng sẽ trồng như thế nào. Một mặt là áp thuế dăm gỗ, và tăng thuế dăm theo lộ trình, nhưng tại sao lộ trình này không thực hiện được ngay và năm nào thì tăng lên 5 - 10% và hơn nữa. Bởi vì, ai cũng biết gỗ để lớn dùng cho chế biến gỗ thì tốt hơn và mang lại giá trị cao hơn, nhưng lượng dùng cho chế biến bé so với lượng gỗ đi vào dăm, nếu áp thuế ngay sẽ ảnh hưởng tới người dân rất lớn. Tại sao phải đưa ra lộ trình đó bởi vì phát triển cây gỗ tốt hơn mang lại giá trị cho chế biến gỗ, để cân đối và giảm xuất khẩu nguyên liệu thô và tăng xuất khẩu thành sản phẩm gỗ.
Liệu trong tương lai, ngành chế biến gỗ có thể sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ trong nước tốt hơn không, việc tận dụng nguồn nguyên liệu gỗ trong nước lớn sẽ tạo được thế chủ động hơn không, và theo bà, chúng ta có cần chính sách gì không?
Hiện tại, giống cây trồng Việt Nam là vấn đề. Mục đích ban đầu trồng keo là làm nguyên liệu giấy, chứ không phải cho chế biến gỗ, dần dần chúng ta chuyển sang cho việc sản xuất gỗ. Do vậy giống cây gỗ trồng ban đầu là giống cây trồng lớn nhanh, gỗ sẽ xốp, khoảng 5-6 năm người trồng rừng sẽ khai thác. Hiện việc trồng và chăm sóc rừng chưa được quan tâm, chỉ cần trong quá trình tỉa thưa cắt bỏ cành, nhánh sẽ đem lại giá trị lớn về sau, cây thẳng, hạn chế mặt chết, chất lượng gỗ tốt hơn, nhưng tại sao người dân không làm chuyện đó, một mặt là về nhận thức, một mặt là gỗ này là nguyên liệu giấy, họ thấy không cần thiết phải làm chuyện này. Người dân chưa có định hướng và tâm lý khi cần tiền thì chặt bỏ. Rõ ràng để phát triển ngành gỗ cần có chính sách ưu tiên cho việc sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ trong nước cho xuất khẩu. Cùng số lượng hàng như Woodsland nếu nhập khẩu gỗ về thì doanh thu sẽ tăng lên 1,5 lần. Nhưng ý nghĩa tác động xã hội sẽ ít hơn hẳn. Để ngành phát triển bền vững thì cần đa dạng hóa nguồn nguyên liệu.
Theo bà, có sự xung đột giữa nguyên liệu cho chế biến gỗ và dăm gỗ không, và nếu có thì chúng ta nên làm thế nào để cân bằng điều này ?
trọng nhất là tạo điều kiện kinh tế. Còn nói về ý nghĩa cho môi trường họ sẽ không quan tâm nhiều. Giá mua gỗ nguyên liệu làm hàng gỗ xuất khẩu đủ chất lượng để xẻ, sấy cao hơn 40% so với gỗ dăm. Nhưng có thể sẽ mất nhiều nhiều năm nữa mới có chất lượng gỗ cao. Hiện tại chất lượng gỗ keo đang đi xuống, do những năm vừa qua chưa chú trọng chất lượng trồng rừng cây gỗ lớn, do vậy giống cây trồng rừng là giống cây lớn nhanh, thường thì phục vụ cho gỗ dăm. Khi Woodsland mở nhà máy chế biến trên Tuyên Quang thì người dân mới tính tới chuyện trồng rừng có chất lượng phục vụ cho sản xuất, nhưng mỗi lần như vậy phải mất 10 năm mới có chu kỳ cây gỗ mới. Các cơ quan quản lý nhà nước cần quan tâm tới chính sách trồng, chăm sóc trồng rừng,… thì sẽ nâng cao được chất lượng gỗ.
Liệu người dân đầu tư trồng gỗ lớn, thì ngành chế biến gỗ có tiêu thụ hết không?
Phía Bắc có Woodsland và Nafaco sử dụng gỗ lớn cho chế biến gỗ, vậy khi bà con đầu tư vào trồng rừng gỗ lớn, tạo nguồn nguyên liệu nhiều, việc tiêu thụ sản phẩm của họ có hết không? Đề giải quyết được việc này thì cần phải có chính sách của Nhà nước kết hợp để hỗ trợ các DN làm gỗ, chứ không để doanh nghiệp đơn thương vận động nhóm nhỏ các hộ dân tham gia và trồng rừng gỗ lớn.
Xin cảm ơn bà về cuộc trao đổi này .
GỖ VIỆT số 99
- Phát triển ngành gỗ: Cần một kế hoạch tổng thể
- Giá gỗ nguyên liệu: Thấp thỏm chờ giá tăng
- Xuất khẩu gỗ 2018: Cơ hội đan xen thách thức
- Làng nghề gỗ: Giảm rủi ro, hướng tới bền vững
- Xu hướng gỗ cứng 2018: Nhiều dư địa cho khả năng tăng trưởng
- Xu hướng của ngành gỗ
- BÌNH PHƯỚC: Hộ trồng rừng trong cơn bão giá gỗ cao su
- Ý kiến doanh nghiệp: Bắt nguồn từ cạnh tranh nguyên liệu
- Giá gỗ cao su tăng cao: Cần quản lý chặt chẽ để tránh rủi ro
- Thị trường dăm gỗ Việt Nam: Liên kết để thúc đẩy phát triển
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu