Mỹ thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam
Mỹ là thị trường lớn nhất với kim ngạch đạt 3,927 tỉ USD, chiếm khoảng 60% trong tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vào tất cả các thị trường trong 5 tháng 2021, tăng 100,3% so với cùng kỳ năm 2020. Hướng đến một nền thương mại minh bạch, rõ ràng và là đối tác tin cậy của các thị trường sẽ là giải pháp quan trọng giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu gỗ đến không thị trường Mỹ.
Tăng trưởng xuất khẩu ở tất cả các thị trường
5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt kim ngạch 6,628 tỉ USD, tăng 62% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó nhóm hàng sản phẩm gỗ đạt 5,129 tỉ USD, tăng 80,4% so cùng kỳ năm 2020. Thị trường Mỹ là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch đạt 3,927 tỉ USD, chiếm khoảng 60% trong tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, tăng 100,3% so với cùng kỳ năm 2020. Ngoài thị trường Mỹ tăng cao thì các thị trường trọng điểm xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đều tăng trương mạnh như: Nhật Bản (tăng 12%); Trung Quốc (tăng 22%); Các nước EU (tăng 37%), Hàn Quốc (tăng 7%); Úc (tăng 53%); Canada (tăng 71%); Vương Quốc Anh (tăng 47%).
Đáng chú ý, các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam vào Mỹ đều tăng. Cụ thể, mặt hàng ghế ngồi năm 2020 xuất khẩu đạt hơn 2 tỉ USD, tăng hơn 2 lần so năm 2020. Trong 5 tháng 2021, mặt hàng này tiếp tục tăng mạnh, đạt trên 1,33 tỉ USD; Nội thất gỗ khác năm 2020 xuất hơn 1,65 tỉ USD, tăng 97% so năm 2020. Trong 5 tháng 2021, mặt hàng này tiếp tục tăng, đạt 0,84 tỉ USD; Nội thất phòng ngủ năm 2020 đạt hơn 1 tỉ USD, tăng 50% so năm 2020. Trong 5 tháng 2021, mặt hàng này tăng lên hơn 0,5 tỉ USD; Bộ phận đồ gỗ năm 2020 xuất khẩu đạt hơn 0,9 tỉ USD, tăng 108% so năm 2020. Trong 5 tháng 2021, mặt hàng này tăng mạnh, đạt gần 0,54 tỉ USD; Đặc biệt là mặt hàng nội thất nhà bếp: Năm 2020 xuất khẩu đạt hơn 0,51 tỉ USD, tăng hơn 2,8 lần so năm 2020. Trong 5 tháng 2021, mặt hàng này tăng mạnh lên trên 0,26 tỉ USD.
Tuy nhiên, tăng trưởng trong xuất khẩu tiềm ẩn một số khía cạnh chưa bền vững, thậm chí rủi ro, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu đầu vào nguồn gốc từ nhập khẩu và gian lận thương mại. Trong số các rủi ro lớn nhất của ngành hiện nay có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành bao gồm: Lượng gỗ rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam hàng năm vẫn rất lớn; gian lận thương mại trong khâu xuất, nhập khẩu và đầu tư nước ngoài
Đối với rủi ro thứ nhất, bình quân mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 2-2,5 triệu m3 quy tròn nguyên liệu (tròn, xẻ) từ các nước nhiệt đới. Lượng nhập tương đương với 40-50% trong tổng lượng gỗ tròn và xẻ nhập khẩu vào Việt Nam hàng năm. Hầu hết trong số này đều là gỗ rủi ro theo tiêu chí của Nghị định 102/2020/NĐ-CP được Thủ tướng Chính phủ ban hành vào tháng 9/2020 và Quyết định 4832/QĐ-BNN-TCLN của Bộ Nông nghiệp. Một số nguồn nhập khẩu có rủi ro cao như từ Campuchia, Lào và các nước châu Phi. Gỗ nhiệt đới nhập khẩu mặc dù không được sử dụng để làm hàng xuất khẩu, nhưng do đây là nguồn gỗ rủi ro do vậy cả ngành gỗ đang chịu các cáo buộc về việc sử dụng gỗ bất hợp pháp. Cơ quan Đại diện Thương mại của Mỹ (USTR) đang điều tra ngành gỗ Việt Nam theo Điều 301 dựa trên cáo buộc này. Điều này đã và đang gây tổn hại vô cùng lớn đến hình ảnh và vị thế của ngành trên thế giới.
Đối với rủi ro thứ hai, ngành gỗ hiện đang đối mặt với các vụ kiện và gian lận thương mại. Xu hướng các vụ kiện ngày càng phức tạp và tăng. Cụ thể mặt hàng gỗ dán của Việt Nam đang bị chính phủ Mỹ điều tra. Một số mặt hàng khác như tủ bếp, ghế sofa cũng có tín hiệu rủi ro.
Sản xuất mặt hàng tủ bếp tại Công ty CP Phú Tài, chi nhánh Đồng Nai
Hướng đến nền thương mại minh bạch
Về những rủi ro trong xuất khẩu gỗ sang thị trường Mỹ, theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORST), việc sử dụng các loài nghi ngờ là loài có yếu tố rủi ro trong các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ chiếm tỷ lệ rất nhỏ dưới 0,1% trong tổng giá trị xuất khẩu sang thị trường này. Đối với rủi ro về gian lận thương mại, một số mặt hàng bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp cao ở các nước khác, đã và đang có xu hướng chuyển dịch sang Việt Nam như mặt hàng tủ bếp, tủ nhà tắm hay mặt hàng ghế ngồi bọc nệm"Hai mặt hàng chứa nhiều yếu tố rủi ro khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ là mặt hàng đồ gỗ dùng trong phòng bếp (HS 9403. 40) và bộ phận đồ gỗ (HS 9403.90) tiếp tục giữ mức tăng trưởng cao, tương ứng 101% và 97% so với cùng kỳ 2020”, VIFOREST nhận định.
Trao đổi về vấn đề này tại cuộc họp tổng kết 6 tháng đầu năm, ông Nguyễn Quốc Trị - Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT)- cho biết, giá trị xuất khẩu sang thị trường Mỹ có tăng, nhưng tăng trên tinh thần hoàn toàn minh bạch. Thứ nhất là nguồn nguyên liệu đầu vào của mình, chủ yếu là nguồn nguyên liệu trong nước. Đối với nguồn nguyên liệu nhập khẩu, được nhập khẩu ở những nước có nền quản trị tốt, hồ sơ đầy đủ. Những loại ngoài gỗ, trong danh mục những loài động vật, thực vật hoang dã mà một nước thành viên CITES thì được kiểm soát và đối khớp với giấy phép nước xuất khẩu là hợp pháp. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã ban hành Nghị định 102, trong đó, giao cho Bộ NN&PTNT ban hành quyết định về vùng địa lý tích cực và loài rủi ro. Việc này giúp sàng lọc những loài, vùng địa lý và việc này vẫn đang được triển khai.
Cũng theo ông Nguyễn Quốc Trị, Nghị định 102 có lộ trình thực hiện và hiện chúng ta đang triển khai theo lộ trình này. Ví dụ, Xây dựng Thông tư quy định cụ thể về phân loại doanh nghiệp; Xây dựng Hệ thống cấp phép FLEGT điện tử và dữ liệu cấp giấy phép FLEGT….
Liên quan rủi ro về gian lận thương mại, hiện Bộ đang tiến hành các cuộc đàm phán, làm việc với phía Mỹ. Tất cả các cuộc điều tra, các yêu cầu của họ thì mình đã đáp ứng trên tinh thần thẳng thắng, cầu thị. Đồng thời, trong nước, Bộ cũng đang tăng cường kiểm tra, kiểm soát nguồn cung gỗ nhập khẩu từ nguồn rủi ro.
Liên quan đến việc Mỹ chính thức khởi xướng điều tra theo Mục 301 Đạo luật Thương mại 1974 đối với việc nhập khẩu và sử dụng gỗ của Việt Nam, ông Lê Quốc Doanh Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho hay, đây là câu chuyện bình thường thương mại giữa các quốc gia. Về phía Bộ sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành và có những phiên trao đổi, đàm phán với phía Mỹ để họ có thể hiểu rõ bản chất vấn đề và sớm khép lại việc này.“Cần phải làm cho bài bản, thận trọng để bạn hiểu chúng ta đang hướng tới một nền thương mại minh bạch, rõ ràng và là đối tác tin cậy của các thị trường”, ông Lê Quốc Doanh nói.
Ông Lê Quốc Doanh cho rằng, 6 tháng cuối năm ngành Lâm nghiệp không được chủ quan bởi dịch bệnh Covid-19 khó lường ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành, trong đó có ngành Lâm nghiệp. Đặc biệt là những rào cản thương mại từ các thị trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu. Do đó, đề nghị ngành Lâm nghiệp cần lên kịch bản, lường hết tất cả các khó khăn, từ sản xuất, lưu thông đến xây dựng các chuỗi giá trị, để từ đó xây dựng các phương án cụ thể. Để nếu có xảy ra sẽ không bị lúng túng.
Gỗ Việt
- Mộc Liên Hà: Sự trở lại của giá trị thương hiệu
- Mộc Liên Hà: Liên kết để tạo sức bật tại thị trường gỗ nội địa
- Từ hồn quê tới thế giới
- Địa chỉ tin cậy số 127 tháng 10 năm 2020
- SIMOSOL: Thúc đẩy ngành gỗ Việt Nam phát triển tốt hơn
- Doanh nghiệp với thiết kế đại chúng
- Làng mộc Liên Hà: Cách tân những giá trị truyền thống
- Doanh nghiệp Hào Hưng: Lời ước đầu xuân mới
- Ngành gỗ Bình Dương: Không để các nước mượn xuất xứ
- SUGI (bách Nhật Bản) biểu tượng cho gỗ Nhật
-
Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tọa đàm Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu
-
Hội chợ Quốc tế hàng phong cách ngoài trời tại Quy Nhơn Q-Fair 2025
-
HAWAEXPO 2025 -Triển lãm xuất khẩu đồ gỗ & nội thất đáng mong chờ nhất 2025