SIMOSOL: Thúc đẩy ngành gỗ Việt Nam phát triển tốt hơn

31/05/2020 12:00
SIMOSOL: Thúc đẩy ngành gỗ Việt Nam phát triển tốt hơn

Công ty SIMOSOL, doanh nghiệp đến từ Phần Lan và đã tham gia vào quá trình thúc đẩy sự phát triển của ngành lâm nghiệp Việt Nam từ năm 2017 giới thiệu thêm những giải pháp để giúp ngành gỗ đạt được các mục tiêu lớn của mình

Với giá trị xuất khẩu đạt 11,5 tỉ USD trong năm  2019, rõ ràng ngành gỗ Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc so với năm trước. Để duy trì được tốc độ tăng trưởng, đặc biệt là giúp ngành gỗ vượt qua được khó khăn do dịch Covid-19 gây ra, Công ty SIMOSOL, doanh nghiệp đến từ Phần Lan và đã tham gia vào quá trình thúc đẩy sự phát triển của ngành lâm nghiệp Việt Nam từ năm 2017 giới thiệu thêm những giải pháp để giúp ngành gỗ đạt được các mục tiêu lớn của mình.

SIMOSOL nhận định, lĩnh vực nào cũng có những khó khăn nhất định, lĩnh vực quản lý bền vững rừng trồng ở Việt Nam là một ví dụ. Vấn đề đầu tiên là việc ước tính chính xác về trữ lượng và kích thước gỗ rừng trồng trong tương lai, điều này mang lại cho nhà quản lý những lựa chọn về chu kỳ trồng hay phân khúc sản phẩm gỗ sẽ cung cấp ra thị trường.

Tuy nhiên muốn làm được yêu cầu phải thu thập được nhiều dữ liệu đo đạc về rừng hiện tại và giả lập, mô phỏng quá trình tăng trưởng của cây rừng. Thứ hai, các khu vực rừng trồng lớn (vài ngàn héc ta) đòi hỏi việc lập kế hoạch phức tạp hơn mà chỉ phần mềm quản lý rừng hiện đại mới có thể đáp ứng được. Thứ ba, với thị trường carbon, yêu cầu phải tính toán chính xác trữ lượng carbon trong khu rừng, từ đó có thể cung cấp thêm nguồn thu nhập cho đơn vị. Thứ tư, đối với trường hợp nhà đầu tư hoặc chủ rừng muốn nâng cao cơ hội đầu tư hoặc nhận các khoản tài trợ, tín dụng từ các tổ chức khác,thì việc định giá tài sản rừng của họ một cách chính xác là điều cần thiết.  

Do đó, công ty cung cấp các giải pháp được phát triển riêng cho ngành lâm nghiệp Việt Nam để vượt qua những khó khăn hiện tại, đó là Lập bản đồ và kiểm kê rừng: Lập bản đồ khu vực rộng với mức chi phí hợp lý nhất; Ước tính nhanh chóng các biến số chính về rừng và rừng trồng (ví dụ trữ lượng); Giám sát rừng và rừng trồng để nhận biết khu vực cây chết và rừng bị tàn phá.

Tối ưu hóa kế hoạch quản lý rừng: Tạo các kịch bản kế hoạch cho các dự án lâm nghiệp (bao gồm các kế hoạch về quản lý rừng bền vững); Phân tích tiền khả thi cho các nhà máy chế biến gỗ hoặc năng lượng sinh học; Tích hợp các chủ rừng nhỏ vào chuỗi cung ứng bằng cách nâng cao việc trao đổi thông tin về hoạt động khai thác; Cải thiện mô hình tăng trưởng rừng.

Phân tích Carbon: Định lượng trữ lượng carbon trong rừng và rừng trồng; Ước tính tín chỉ carbon tiềm năng theo các tiêu chuẩn khác nhau (VCS, Gold Standard, CDM, etc…); Thẩm định và phân tích tiền khả thiliên quan đến các dự án carbon.

Định giá tài sản rừng: Ước tính chính xác giá trị của rừng và rừng trồng; Nghiên cứu toàn diện về thị trường cho mỗi khách hàng; Phân tích độ nhạy để đánh giá mức độ thay đổi của các biến chính có thể ảnh hưởng đến dự án trong tương lai (ví dụ: thay đổi về giá và chi phí).


Gỗ Việt, tháng 5/2020