Tọa đàm “Thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc: Cơ hội, thách thức và phát triển ngành gỗ Việt bền vững trong tương lai”
Ngày 3 tháng 12 năm 2021 (14:00-16:00), các Hiệp hội phối hợp với tổ chức Forest Trends tổ chức Tọa đàm trực tuyến “Thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc: Cơ hội, thách thức và phát triển ngành gỗ Việt bền vững trong tương lai”
Kim ngạch thương mại song phương về các mặt hàng gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt khoảng 2 tỷ USD mỗi năm, với cán cân thương mại nghiêng về phía Việt Nam. Nếu động lực xuất – nhập khẩu được duy trì như hiện nay, cán cân thương mại sẽ đạt cân bằng trong 2-3 năm tới. Ở đầu xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc, dăm gỗ và ván bóc/ván lạng là các mặt hàng chủ chốt. Ở chiều ngược lại, ván bóc/ván lạng, gỗ dán và các sản phẩm gỗ là các mặt hàng chính. Thu hẹp về cán cân thương mại và động lực thay đổi cơ cấu các mặt hàng xuất – nhập khẩu giữa 2 quốc gia đặt ra một số câu hỏi lớn:
1. Các nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thu hẹp thặng dư thương mại cho phía Việt Nam là gì?
2. Tại sao đến nay các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn chủ yếu là gỗ nguyên liệu? Vai trò của các cơ chế chính sách vĩ mô của Việt Nam nhằm hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô hiệu quả tới đâu? Đâu là các yếu tố hình thành cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như hiện nay?
3.Các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam có vai trò như thế nào đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam và đối với sản phẩm tiêu thụ nội địa?
4 Đâu là các khía cạnh rủi ro về tính pháp lý của nguồn gỗ nguyên liệu và về gian lận thương mại trong các mặt hàng gỗ nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam?
5. Việt Nam cần làm gì để thúc đẩy phát triển thương mại bền vững về các mặt hàng gỗ giữa hai quốc gia?
Tọa đàm nhằm mục tiêu: Cập nhật thông tin về tình hình xuất nhập khẩu các mặt hàng gỗ giữa Việt Nam – Trung Quốc đến hết 9 tháng 2021; Xác định các vấn đề cần quan tâm trong cơ cấu các mặt hàng xuất, nhập khẩu, bao gồm cơ hội và các yếu tố rủi ro trong sản phẩm; Thảo luận về các khía cạnh thực tiễn và chính sách của Việt Nam về phát triển nguồn nguyên liệu rừng trồng bền vững, năng lực chế biến nội địa nhằm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt, các cơ chế chính sách nhằm xác định và giảm rủi ro về gian lận thương mại trong các mặt hàng gỗ nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam.
Thời gian: 14:00 – 16:00 ngày 3 tháng 12 năm 2021 (Thứ Sáu)
Hình thức: Tọa đàm diễn ra theo hình thức trực tuyến trên nền tảng Zoom
Link tham dự: Sẽ được Ban tổ chức gửi sau
Quý doanh nghiệp quan tâm vui lòng đăng ký tham dự theo địa chỉ email: info@vietfores.org hoặc caocamhp@gmail.com.
Gỗ Việt
- Hội thảo "Lean Factory - Thông qua loại bỏ 7+1 loại lãng phí chết người"
- Hội thảo "Cao su bền vững: Cùng PEFC kết nối nguồn cung mới với nhu cầu gia tăng’’
- Giao thương trực tuyến Việt Nam – Hoa Kỳ “Đẩy mạnh xúc tiến thương mại trong lĩnh vực đồ gỗ”
- Hội thảo "NGÀNH MÁY CHẾ BIẾN GỖ đến với thị trường Châu Á và Châu Đại Dương"
- Hội thảo “Smart Factory: Quản trị sản xuất thông minh”
- Nhà máy chế biến gỗ Nghệ An, tuyển chuyên viên kinh doanh làm việc tại Hà Nội
- Nhà máy chế biến gỗ Nghệ An, tuyển giám đốc kinh doanh làm việc tại Hà Nội
- Hội thảo: Doanh nghiệp ngành gỗ chuẩn bị phục hồi trong bối cảnh bình thường mới
- Hội thảo “Mở rộng hệ thống truy xuất thông minh nguồn gỗ hợp pháp cho gỗ rừng trồng hộ gia đình”
- Hội thảo ngày 24 tháng 09 năm 2021, "Chuỗi cung ứng nguyên liệu gỗ cho chiến lược phục hồi ngành công nghiệp Gỗ sang Covid-19”
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu