LAO ĐỘNG NGHÀNH GỖ: Nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh
Một số quan điểm cho rằng ngành chế biến gỗ xuất khẩu hiện nay còn nhiều dư địa để mở rộng xuất khẩu. cụ thể, kim ngạch xuất khẩu của cả ngành năm 2017 chỉ mới đạt gần 8 tỉ uSD, còn quá nhỏ bé so với nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ toàn cầu (ở mức 467,7 tỉ uSD). cũng theo luồng quan điểm này, dư địa phát triển của ngành lớn bởi ngành hiện đang có nhiều lợi thế, trong đó bao gồm giá nhân công thấp và nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào sẵn có.
Hiện tổng số doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ khoảng trên 4000. con số lao động hiện tại trong ngành gỗ khoảng trên dưới 300.000, trong đó lao động có trình độ đại học khoảng 2-3%, công nhân kỹ thuật 20-30%, số còn lại là lao động phổ thông. Tính bình quân, ngành chế biến gỗ cần khoảng 7-10% trong tổng số lao động có trình độ đại học, tương đương với con số khoảng 30.000 kỹ sư. Tuy nhiên hiện đội ngũ có trình độ kỹ sư làm việc trong ngành còn thấp, chỉ khoảng trên 4 ngàn người, tương ứng với con số 1 kỹ sư/1doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, mức lương bình quân cho mỗi công nhân làm trong ngành sản xuất khoảng 2.112 uSD/ năm. Nhìn chung, giá nhân công của Việt Nam so với giá nhân công của các nước như Thái Lan, Malaysia và Trung Quốc ở mức thấp. Theo một số doanh nghiệp ngành gỗ, mức lương tháng bình quân của mỗi lao động trong ngành khoảng 4,5-5 triệu. chi phí lao động tại Việt Nam thấp được coi là động lực quan trọng hút đầu tư vào trong ngành gỗ, giúp ngành mở rộng phát triển trong những năm vừa qua.
Mặc dù nhân công giá rẻ và nguyên liệu gỗ nguyên liệu đầu vào tương đối được coi là các lợi thế tạo động lực phát triển cho ngành, trong tương lai các yếu tố này có thể sẽ không còn là lợi thế. các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng các lợi thế về ‘chi phí thấp’, bao gồm nguyên liệu đầu vào và nhân công giá rẻ là lợi thế lớn cho các doanh nghiệp ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Tuy nhiên trong tương lai, ngành gỗ Việt Nam cần nâng cấp chất lượng lao động cả ở khía cạnh kĩ thuật lẫn chi phí để tăng sức cạnh tranh.
Lý do là bởi trong một ‘thế giới phẳng’, với các rào cản về thương mại bị loại bỏ, công nghệ phát triển, chi phí vận tải giảm, cơ chế đầu tư thông thoáng, dịch chuyển trong đầu tư từ quốc gia có chi phí cao sang quốc gia có chi phí thấp hơn là điều không thể tránh khỏi. Đây là xu hướng mang tính chất toàn cầu.
Hiện nay, đây là một lợi thế của ngành. Tuy nhiên, lợi thế này sẽ không bền vững trong tương lai. cạnh tranh về lao động diễn ra ở 2 cấp độ, giữa các quốc gia với nhau, và giữa ngành gỗ và các ngành khác trong phạm vi một quốc gia. Đầu tư trong sản xuất sẽ dịch chuyển từ quốc gia có chi phí lao động cao sang quốc gia có chi phí lao động thấp.
Ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam đón nhận những luồng đầu tư mạnh mẽ từ nước ngoài kể từ nửa sau của thập kỷ 2000 là bởi chi phí lao động từ các quốc gia như Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản tăng cao, và nhiều doanh nghiệp quyết định dịch chuyển đầu tư sang Việt Nam, nơi có chi phí lao động thấp hơn nhiều, để giảm chi phí sản xuất.
Trong phạm vi một quốc gia, lao động trong ngành gỗ thường có mức lương thấp hơn lao động của các ngành khác, như ngành điện tử, may mặc. Lao động trong ngành gỗ cũng được coi là ngành vất vả hoặc độc hại hơn các ngành khác. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh về lao động trong các ngành. Kết quả của sự cạnh tranh này thường là những dịch chuyển lao động từ ngành gỗ sang các ngành khác. Một vài ví dụ có thể kể ra ở đây. Ngành chế biến gỗ của Thái Lan không thể cạnh tranh công nhân với ngành chế tạo máy móc, thiết bị điện tử của quốc gia này, bởi mức lương công nhân của ngành gỗ thấp hơn mức lương của các ngành khác. Kết quả là sản xuất của ngành gỗ tại quốc gia này bị co hẹp. Và ngành gỗ Việt Nam, đang cố gắng khắc phục tình trạng này để tăng sức cạnh tranh trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, nguyên liệu sẵn có với mức giá thấp được coi là một trong những lợi thế phát triển của ngành gỗ. Nguồn cung gỗ rừng trồng của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong tương lai, bởi các hộ có nhiều nguồn lực hơn đầu tư vào trồng rừng và các diện tích cao su thanh lý vẫn đang tăng. Tuy nhiên, hiện đang bắt đầu có những tín hiệu về cạnh tranh nguồn nguyên liệu giữa các công ty trong ngành, và giữa các công ty của Việt Nam và công ty của Trung Quốc. cạnh tranh trong thu mua đẩy giá nguyên liệu lên cao. Điều này có thể làm cho người trồng rừng được hưởng lợi. Tuy nhiên trong tương lai giá nguyên liệu tăng làm tăng chi phí sản xuất, và điều này có thể dẫn tới dòng dịch chuyển đầu tư từ nơi có chi phí nguyên liệu cao sang nơi có chi phí thấp hơn.
Ví dụ, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong ngành gỗ tại Việt Nam hiện nay hoàn toàn không sử dụng nguồn gỗ nguyên liệu từ trong nước mà sử dụng gỗ từ nguồn nhập khẩu. chi phí gỗ nguyên liệu (và một số chi phí khác) làm một số doanh nghiệp chế biến gỗ Trung Quốc dịch chuyển đầu tư sang Việt Nam để tận dụng nguồn nguyên liệu rẻ. Điều đó cũng giúp ngành gỗ tận dụng được hết các lợi thế của mình.
GỖ VIỆT số 101
TÔ XUÂN PHÚC (Chuyên gia phân tích chính sách - Tổ chức Forest Trends)
- SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGHÀNH GỖ: Đa dạng lợi thế phát triển
- Mở rộng thị trường xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam dựa vào sức mạnh nội lực mới
- Phát triển bền vững ngành gỗ: Gia tăng niềm tin từ chính sách
- Phát triển ngành gỗ : NHÌN TỪ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA WOODS LAND
- Phát triển ngành gỗ: Cần một kế hoạch tổng thể
- Giá gỗ nguyên liệu: Thấp thỏm chờ giá tăng
- Xuất khẩu gỗ 2018: Cơ hội đan xen thách thức
- Làng nghề gỗ: Giảm rủi ro, hướng tới bền vững
- Xu hướng gỗ cứng 2018: Nhiều dư địa cho khả năng tăng trưởng
- Xu hướng của ngành gỗ