Sản xuất và xuất khẩu viên nén của Việt Nam: Thực trạng và một số khía cạnh về chính sách
Bản tin “Sản xuất và xuất khẩu viên nén của Việt Nam: Thực trạng và một số khía cạnh về chính sách” được công bố tại sự kiện “Góp ý cho dự thảo của thông tư về quản lý, truy xuất nguồn gốc gỗ rừng trồng tại Việt Nam” được tổ chức vào ngày 16 tháng 9 năm 2022 vừa qua. Bản tin cập nhật tình hình sản xuất và xuất khẩu. Bản tin thảo luận một số khía cạnh về chính sách, đặc biệt liên quan tới nguồn nguyên liệu và những yếu tố có thể tác động tới sự vận hành của ngành trong tương lai.
Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu viên nén lớn thứ 2 trên thế giới. Hiện mặt hàng này là một trong những mặt xuất khẩu quan trọng nhất của ngành gỗ. Theo Tổng cục Hải quan, năm 2021 lượng viên nén xuất khẩu từ Việt Nam đạt 3,5 triệu tấn với kim ngạch hơn 413 triệu USD. Năm 2022 lượng và kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh. Trong 6 tháng đầu 2022 lượng xuất khẩu đạt gần 2,4 triệu tấn với kim ngạch 354 triệu USD. Nếu tốc độ tăng trưởng được duy trì như hiện nay, kim ngạch xuất khẩu trong cả năm 2022 có thể đạt trên dưới 700 triệu USD. Trong tương lai, viên nén có tiềm năng sẽ lọt vào nhóm các mặt hàng nông lâm sản xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.
Nhu cầu sử dụng viên nén trên thị trường thế giới đang tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do cuộc xung đột Nga – Ukraina làm mất nguồn cung khí đốt từ Nga cho các quốc gia khu vực EU. Cầu về lượng và mức giá trên một đơn vị sản phẩm đều tăng, là động lực kích thích mở rộng sản xuất trong nước. Tuy nhiên sản xuất trong nước hiện lại không được thuận lợi như mong muốn. Mặc dù nguyên liệu đầu vào để sản xuất viên nén đa dạng hơn so với dăm, bao gồm các phụ phẩm của ngành gỗ, ngành viên nén đang phải cạnh tranh về nguyên liệu với các bộ phận khác của ngành gỗ, đặc biệt là nguyên liệu cho dăm. Giá dăm xuất khẩu tăng cao kéo theo giá nguyên liệu gỗ đầu vào tăng. Các công ty sản xuất viên nén có các hợp đồng dài hạn được ký kết với các nhà nhập khẩu, đặc biệt là các nhà nhập khẩu Nhật Bản với các mức giá sản phẩm đầu ra không thể điều chỉnh, đang phải chịu sức ép về tăng giá nguyên liệu. Bên cạnh đó, thời gian vừa qua Chính phủ Việt Nam có những động thái xem xét về việc áp dụng thuế xuất khẩu viên nén (hiện đang ở mức 0%). Các yếu tố này đang tác động trực tiếp tới thực trạng sản xuất và kinh doanh của các bên tham gia chuỗi cung viên nén hiện nay.
Đọc chi tiết bản tin tại đây, vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng thông tin trong báo cáo.
Gỗ Việt
- Biến động về thị trường Xuất khẩu của ngành Gỗ từ góc nhìn doanh nghiệp
- Bản tin Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Lào (đến hết tháng 4/2022)
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ vùng địa lý tích cực và không tích cực
- Tài liệu Hội nghị giao ban ngành gỗ Quý III 2022
- Thương mại gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam - Trung Quốc
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ vùng địa lý tích cực và không tích cực
- Thực trạng và một số rào cản trong sản xuất gỗ rừng trồng có chứng chỉ bền vững tại Việt Nam
- Viên nén – mặt hàng mới nổi của Việt Nam và một số khía cạnh cần quan tâm
- Tác động của cuộc chiến Nga- Ukraina tới ngành gỗ Việt Nam hiện tại và tương lai
- Liên kết để tạo nguồn nguyên liệu bền vững
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu