Thị phần đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản giảm
3 tháng đầu năm 2023, Nhật Bản tăng tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc và giảm tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam và Malaysia.
Theo tính toán từ số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Nhật Bản, trong 3 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Nhật Bản đạt 168,1 nghìn tấn, trị giá 68,5 tỷ Yên (tương đương 502,3 triệu USD), giảm 16% về lượng và giảm 4,8% về trị giá so cùng kỳ năm 2022.
Nhật Bản nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ các thị trường chính gồm: Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, trong 3 tháng đầu năm 2023 nhập khẩu từ các thị trường này đều giảm cả về lượng và trị giá. Trong đó, Nhật Bản tăng tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc và giảm tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam và Malaysia.
Thông tin đáng chú ý cho thị trường cung cấp chính đồ nội thất bằng gỗ cho Nhật Bản, trong đó có Việt Nam, là nền kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng tích cực trong quý I/2023.
Theo số liệu từ Văn phòng nội các chính phủ Nhật Bản, trong quý I/2023 GDP nước này tăng 1,6%, là mức tăng trưởng mạnh nhất trong 3 quý gần đây, sau đợt suy thoái kỹ thuật vào cuối năm 2022.
Vào đầu tháng 5/2023, Chính phủ Nhật Bản đã hạ mức phân loại Covid-19 xuống ngang hàng với cúm mùa, quy định về đại dịch được nới lỏng sẽ thúc đẩy tiêu dùng; tiền lương tăng mạnh và các biện pháp giảm giá bổ sung của chính phủ cũng đang hỗ trợ tiêu dùng.
Trong cơ cấu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ nhập khẩu vào Nhật Bản trong 3 tháng đầu năm 2023, đồ nội thất phòng khách và phòng ăn (HS 940360) là mặt hàng nhập khẩu chính, đạt 92,3 nghìn tấn, trị giá 33,2 tỷ Yên (tương đương 243 triệu USD), giảm 21,6% về lượng và giảm 4,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Tỷ trọng nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam chiếm 18,3% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn của Nhật Bản, vẫn còn dư địa để các doanh nghiệp khai thác mặt hàng này trong thời gian tới.
Tiếp theo là nhập khẩu đồ nội thất phòng ngủ (HS 940350) đạt 32,7 nghìn tấn, trị giá 9,1 tỷ Yên (tương đương 67,1 triệu USD), giảm 0,04% về lượng nhưng tăng 12,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Tỷ trọng nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam khá cao, đây cũng là mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh, do đó các doanh cần duy trì thị phần mặt hàng này tại Nhật Bản. Trong 3 tháng đầu năm 2023, Nhật Bản còn nhập khẩu một số mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ khác như: ghế khung gỗ, đồ nội thất nhà bếp và đồ nội thất văn phòng.
Gỗ Việt
- Xuất khẩu gỗ: Điểm sáng từ thị trường Ấn Độ và Trung Đông
- Nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Đông Nam Á giảm mạnh
- Xuất khẩu viên nén gỗ đang có xu hướng chậm lại
- Xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp chưa có tín hiệu tích cực
- Kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất văn phòng tiếp tục giảm mạnh
- 4 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm 30,4% so với cùng kỳ
- Nhập khẩu gỗ nguyên liệu giảm mạnh
- Hà Lan giảm nhập khẩu đổ nội thất bằng gỗ từ thị trường Việt Nam
- Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường EU giảm mạnh
- Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới Mỹ giảm 2 con số
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu