Tính pháp lý của gỗ nguyên liệu rừng trồng tại Việt Nam
Báo cáo “Tính pháp lý của gỗ nguyên liệu rừng trồng tại Việt Nam: Một số tồn tại và kiến nghị về chính sách” là sản phẩm của nhóm nghiên cứu các Hiệp hội Gỗ và Tổ chức Forest Trends, báo cáo được công bố tại sự kiện “Góp ý cho dự thảo của thông tư về quản lý, truy xuất nguồn gốc gỗ rừng trồng tại Việt Nam” được tổ chức vào ngày 16 tháng 9 năm 2022 vừa qua. Báo cáo chỉ ra hai tồn tại của gỗ rừng trồng Việt Nam, thứ nhất là về các khó khăn trong để xác định nguồn gốc gỗ. Tồn tại này hình thành bởi các diện tích đất nơi gỗ được khai thác còn thiếu các bằng chứng pháp lý nhằm xác định hộ bán gỗ có đầy đủ các quyền về đất đai trên mảnh đất của mình. Thứ hai là thiếu các bằng chứng pháp lý để xác định các giao dịch trong chuỗi là hợp pháp. Tồn tại này xảy ra khi các bên tham gia tại khâu trung gian trong chuỗi có các hoạt động phi chính thức và chưa thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình đặc biệt là trách nhiệm về thuế.
Đến nay, gỗ rừng trồng của Việt Nam, đặc biệt là nguồn gỗ từ 1,4 triệu hộ gia đình, đã trở thành một trong những nguồn cung gỗ nguyên liệu quan trọng nhất cho ngành gỗ. Nguồn cung này hiện chiếm 50-60% trong tổng lượng cung gỗ nguyên liệu từ rừng trồng trong nước và trực tiếp góp phần vào sự phát triển của hàng nghìn công ty sản xuất đồ gỗ, ván ép, dăm, viên nén có sử dụng gỗ này làm nguyên nguyên liệu đầu vào. Thông qua các sản phẩm xuất khẩu, nguồn gỗ từ hộ góp phần to lớn trong con số gần 15 tỷ USD là tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ năm 2021. Hiện nguồn gỗ này đang thay thế cho các nguồn cung gỗ nguyên liệu nhập khẩu, bao gồm một phần nguồn gỗ rủi ro có xuất xứ từ các quốc gia nhiệt đới. Gia tăng sử dụng gỗ rừng trồng trong nước không chỉ làm tăng thu nhập cho các hộ trồng rừng mà còn giúp giảm rủi ro cho ngành, từ đó thúc đẩy ngành phát triển bền vững.
Tuy nhiên hiện nguồn gỗ này đang còn hai mảng tồn tại về mặt xác định nguồn gốc, tính hợp pháp của gỗ cũng như trong các giao dịch trong chuỗi. Mảng tồn tại thứ nhất là về các khó khăn trong việc xác định nguồn gốc gỗ. Tồn tại này hình thành bởi các diện tích đất nơi gỗ được khai thác còn thiếu các bằng chứng pháp lý nhằm xác định hộ bán gỗ có đầy đủ các quyền hợp pháp về đất đai trên mảnh đất của mình. Mảng tồn tại thứ hai là thiếu các bằng chứng pháp lý để xác định các giao dịch trong chuỗi là hợp pháp. Tồn tại này xảy ra khi các bên tham gia tại khẩu trung gian trong chuỗi có các hoạt động phi chính thức và chưa thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình đặc biệt là trách nhiệm về thuế. Hai mảng tồn tại này đang trực tiếp ảnh hướng đến tính bền vững của nguồn nguyên liệu quan trọng này. Việc giải quyết hai mảng tồn tại này đòi hỏi sự điều chỉnh các cơ chế chính sách hiện hành, đặc biệt là các quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản và về trách nhiệm về thuế trong các khâu trung gian của chuỗi. Các cơ chế chính sách mới cần đi theo hướng tập trung kiểm tra giám sát vào các khâu rủi ro trong chuỗi và đơn giản hóa thủ tục tại các khâu ít rủi ro. Cơ chế chính sách mới cũng cần tiệm cận với thực tế hơn, nhằm khuyến khích sự tuân thủ của các bên tham gia. Các tồn tại này được giải quyết sẽ trực tiếp góp phần thúc đẩy việc mở rộng rừng trồng, đem lại giá trị tốt hơn cho các hộ trồng rừng và thúc đẩy ngành gỗ phát triển bền vững trong tương lai.
Hội nghị “Góp ý cho dự thảo của thông tư về quản lý, truy xuất nguồn gốc gỗ rừng trồng tại Việt Nam”
Đọc chi tiết báo cáo chi tiết tại đây, vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng thông tin trong báo cáo.
Gỗ Việt
- Sản xuất và xuất khẩu viên nén của Việt Nam: Thực trạng và một số khía cạnh về chính sách
- Biến động về thị trường Xuất khẩu của ngành Gỗ từ góc nhìn doanh nghiệp
- Bản tin Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Lào (đến hết tháng 4/2022)
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ vùng địa lý tích cực và không tích cực
- Tài liệu Hội nghị giao ban ngành gỗ Quý III 2022
- Thương mại gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam - Trung Quốc
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ vùng địa lý tích cực và không tích cực
- Thực trạng và một số rào cản trong sản xuất gỗ rừng trồng có chứng chỉ bền vững tại Việt Nam
- Viên nén – mặt hàng mới nổi của Việt Nam và một số khía cạnh cần quan tâm
- Tác động của cuộc chiến Nga- Ukraina tới ngành gỗ Việt Nam hiện tại và tương lai
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu