Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng 10/2022
Báo cáo "Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng 10/2022" được thực hiện bởi Nhóm nghiên cứu các Hiệp hội Gỗ và Tổ chức Forest Trends.
Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022 tăng 15,2% so với cùng kỳ 2021. Trong 10 tháng đầu 2022, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ (HS 94) chiếm 63% trong tổng kim ngạch xuất khẩu (giảm 6% so với cùng kỳ 2021), kim ngạch xuất khẩu gỗ nguyên liệu (HS 44) chiếm 31% (tăng 6%); còn lại là các sản phẩm khác (6%). Trong năm 2022 kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh từ tháng 1 tới tháng 8, trung bình đạt trên 1,3 tỷ USD/tháng. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu bắt đầu giảm từ tháng 9/2022, chỉ đạt mức trung bình 1,1 tỷ USD/tháng. Hình 1 chỉ ra giá trị kim ngạch xuất khẩu theo tháng 2021-10/2022
Trong 10 tháng đầu 2022 kim ngạch nhập khẩu G&SPG vào Việt Nam đạt 2,65 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ 2021. Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng gỗ nguyên liệu (HS44) chiếm 86,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu (tăng 10% so với cùng kỳ 2021); nhóm đồ gỗ (HS) chiếm 9,6% (giảm 13,4 %); phần còn lại là các sản phẩm khác. Những tháng đầu năm 2022 có kim ngạch nhập khẩu thấp, nguyên nhân chính là do sức mua đầu năm giảm. Kim ngạch nhập khẩu sau đó tăng nhanh, bình quân đạt trên 300 triệu USD/tháng. Kim ngạch nhập khẩu bắt đầu giảm từ tháng 9.
Tham khảo Báo cáo chi tiết TẠI ĐÂY. Vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng thông tin trong báo cáo này.
Gỗ Việt
- Hệ thống phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ (ECS)
- Tính pháp lý của gỗ nguyên liệu rừng trồng tại Việt Nam
- Sản xuất và xuất khẩu viên nén của Việt Nam: Thực trạng và một số khía cạnh về chính sách
- Biến động về thị trường Xuất khẩu của ngành Gỗ từ góc nhìn doanh nghiệp
- Bản tin Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Lào (đến hết tháng 4/2022)
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ vùng địa lý tích cực và không tích cực
- Tài liệu Hội nghị giao ban ngành gỗ Quý III 2022
- Thương mại gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam - Trung Quốc
- Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ vùng địa lý tích cực và không tích cực
- Thực trạng và một số rào cản trong sản xuất gỗ rừng trồng có chứng chỉ bền vững tại Việt Nam