Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần sự tiếp sức kịp thời
Vừa qua, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là hành động kịp thời, như một cách thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Nhiều doanh nghiệp và chuyên gia cho rằng cần giảm mạnh thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) để hỗ trợ sản xuất, bởi đây là đối tượng tạo nhiều công ăn việc làm, đem lại thu nhập cho người lao động
GIẢM BAO NHIÊU CHO VỪA
Theo Bộ Tài chính, thời gian qua thuế suất thuế TNDN giảm mạnh, từ mức 28% năm 2004 xuống 25% từ năm 2009. Đến năm 2014, mức thuế suất phổ thông còn 22% và từ năm 2016, thuế suất này xuống mức 20% (mức thuế suất ưu đãi là 10% và 17%). Bộ Tài chính cho rằng đây là mức thuế TNDN khá thấp so với các nước như Philippines (30%), Trung Quốc (25%)...
Tuy nhiên, vẫn cao hơn một số quốc gia và vùng lãnh thổ như Singapore và Đài Loan (17%), Hong Kong (16,5%)... Do đó, việc giảm thuế TNDN cho DNNVV sẽ giúp DN có động lực tồn tại và phát triển. Mặt khác, DNNVV đóng góp 29% số thu ngân sách, nếu giảm số thuế xuống cũng không tác động nhiều đến thu ngân sách.
Theo một số chuyên gia kinh tế, DNNVV có ảnh hưởng tích cực rất lớn đến xã hội bởi góp phần giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho phần lớn lao động trong xã hội. Vì vậy, mức thuế giảm cần đủ lớn để thật sự hỗ trợ khối DN này, nên nếu thuế giảm 1-2% cũng không có ý nghĩa gì nhiều. Nhưng mặt khác, mức thuế bao nhiêu là hợp lý thì Nhà nước và DN cùng ngồi lại với nhau. Bởi nếu giảm thuế thì ngân sách sẽ khó khăn, nhất là trong bối cảnh thu ngân sách eo hẹp, và Việt Nam đang phải vay nợ mới để trả nợ cũ.
Ông Trần Xuân Thắng - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế - cho rằng giảm thuế TNDN sẽ góp phần lớn giúp chúng ta đạt mục tiêu đến năm 2020, cả nước có ít nhất 1 triệu DN. Còn mức thuế TNDN đối với DNNVV sẽ được các bộ ngành bàn bạc, cân đối trên tổng thu ngân sách. Tuy nhiên, mức giảm phải đảm bảo đủ để khuyến khích khu vực DN này phát triển bền vững.
Theo ông Thắng, mức thuế TNDN đối với DNNVV nên bằng mức thuế ưu đãi đối với ngành công nghệ cao (17%), thậm chí nên giảm xuống mức 10% như lĩnh vực y tế, xã hội, thể thao... Bởi DNNVV len lỏi ở khắp mọi nơi từ nông thôn đến thành thị, nhất là những vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa để tạo công ăn việc làm và thu nhập cho phần đông người lao động của cả nước. “Hầu hết đối tượng này là DN trong nước, việc giảm thuế cho DNNVV cũng là một cách hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước phát triển” - ông Thắng nhấn mạnh.
NGHÀNH GỖ THÌ SAO?
Trong chuyến khảo sát mới đây ở các tỉnh Phú Thọ, Quảng Ninh mà Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam thực hiện, các doanh nghiệp kinh doanh dăm gỗ cũng nêu rất nhiều Cần sự tiếp sức kịp thời Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: những khó khăn về chính sách, trong đó có việc hỗ trợ đầu tư, giảm thuế suất và các loại thuế khác ở mức hợp lý để hỗ trợ các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc sản xuất, chế biến dăm gỗ.
Theo anh Nguyễn Văn Trang, chủ một doanh nghiệp chuyên về dăm gỗ ở Ấm Hạ (Phú Thọ), không chỉ gặp khó khăn về tiêu thụ dăm gỗ, sức sản xuất giảm, đang ở tình trạng cầm chừng, mà doanh nghiệp còn “khó thở” vì thuế giá trị gia tăng cao, nếu nộp muộn thì sẽ bị tính thuế cao hơn gấp nhiều lần.
Trong khi tình hình kinh doanh dăm gỗ của không chỉ doanh nghiệp nhỏ như anh, mà hầu hết các doanh nghiệp lớn khác cũng rơi vào tình trạng tương tự. Đó là thực trạng khá phổ biến hiện nay trong lĩnh vực kinh doanh dăm gỗ ở các tỉnh miền Bắc. Và nếu chính sách giảm thuế sớm được đưa ra, sẽ giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp chế biến dăm gỗ vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại.
Theo TS Vũ Đình Ánh, thuế suất thuế TNDN với DN nhỏ và vừa giảm cũng tốt cho DN, nhưng chỉ có ý nghĩa với DN đang làm ăn có lãi. Vấn đề chính là làm thế nào để DN bớt lỗ rồi trụ được để kinh doanh có lãi, được nộp thuế TNDN và hưởng ưu đãi thuế suất thuế TNDN. Mà muốn có lãi và nộp thuế, DN phải giảm được chi phí hoặc tăng được giá bán hàng hóa.
Còn ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, thì việc giảm thuế không là chưa đủ, vì chi phí của DN tăng lên, lợi nhuận giảm xuống đến mức thua lỗ khiến DN phải ngừng sản xuất. Rõ ràng chi phí tài chính tăng, chi phí lao động, bảo hiểm, công đoàn, chi phí vận tải tăng lên, đặc biệt có thể chi phí thuế tăng lên.
Do đó, việc giảm thuế TNDN đối với DN nhỏ và vừa thôi vẫn chưa đủ mà cơ quan quản lý nhà nước phải tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi hơn nữa về tiếp cận đất đai, vốn... cho DN. Nhà nước bảo đảm sự ổn định, nhất quán, dễ dự báo của chính sách; ổn định kinh tế vĩ mô.
GỖ VIỆT số 80
GV TỔNG HỢP
- Sáng kiến mới cho Indonesia
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG THÁNG 4 VÀ 4 THÁNG ĐẦU NĂM 2016
- ĐIÊU KHẮC GỖ BÌNH DƯƠNG: Nét văn hóa tạo ra sự khác biệt
- Chứng chỉ rừng PEFC tại châu Á - 2015
- Cần phát huy hết giá trị ngành Gỗ
- VPA/FLEGT: Các doanh nghiệp đã thực sự quan tâm
- Giám sát độc lập trong đàm phán VPA: Nhìn Từ phía các nước đã ký kết
- Dự Ấn Phát Triển Doanh Nghiệp Bền Vững – SCORE
- ÚC: Khảo sát tính hợp pháp – Sản phẩm nào là sản phẩm gỗ pháp định
- Cảnh bảo của Liên minh Châu Âu (EU) về bao bì bằng gỗ xuất khẩu sang EU
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu