Loại bỏ sức ép vì các F
Hơn 4 tháng sau bình thường mới, các doanh nghiệp ngành gỗ đã tăng tốc sản xuất để tìm lại vị thế xuất khẩu, giữ chân bạn hàng và khai thác những thị trường ngách, sự hồi phục đấy có nhiều khó khăn, từ chuỗi cung đứt gãy, chi phí vận chuyển tăng cao, giá nguyên liệu tăng vọt và thiếu lao động trở thành một xu hướng không dễ giải quyết.
Thiếu hụt lao động đã là một trong những vấn đề lớn đối với ngành gỗ kể từ khi Chính phủ quyết định áp dụng chiến lược thích ứng an toàn với Covid-19, nó càng trở nên trầm trọng hơn sau kì nghỉ Tết nguyên đán, với số lượng công nhân nhiễm Covid-19 tăng cao và các qui định về cách ly F1 là một thách thức cần được tháo gỡ. Trong bối cảnh đó, Bộ Y tế đề xuất gỡ vướng cho doanh nghiệp, cho phép F1 và thậm chí cả F0 được đi làm, dù đây là một thử thách không dễ đạt được với nhiều yêu cầu để F0 có thể đóng góp cho các doanh nghiệp, nhưng đó vẫn là tin vui khiến các doanh nghiệp có thể tìm thấy lối ra. Trước đó, nhiều doanh nghiệp than trời vì qui định cách ly F1 từ 5 tới 7 ngày, với đặc thù của người lao động tại các nhà máy, nếu một người bị F0, thì nhiều người khác bị cách ly, ảnh hưởng tới nguồn nhân lực, tiến độ sản xuất và giao hàng. Nếu tuân thủ theo quy định như vậy thì không có người sản xuất, có thể là câu hỏi chung của nhiều doanh nghiệp chế biến sản xuất khi đây là thời điểm họ đang nỗ lực lấy lại những gì đã mất.
Chúng ta đã tiêm phủ vaccine, đã quyết tâm mở cửa với thế giới, nối lại đường bay, đón khách du lịch, nhưng lại bị trói buộc bởi những qui định cách ly rập khuôn và cứng nhắc là không cần thiết và ảnh hưởng tới quá trình sản xuất và xuất khẩu. Thực tế, nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp rất lớn nên nếu cứ F1 mà cách ly tại nhà sẽ thiếu hụt lao động cục bộ. Khi F1 đi làm, các doanh nghiệp chủ động yêu cầu người lao động tuân thủ 5K, bố trí riêng khu vực làm việc. Là một ngành mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam, ngành gỗ cũng giống những ngành sản xuất chế biến công nghiệp khác đã "thấm" rất nhiều khó khăn vì thiếu hụt lao động trong dịch Covid-19. Do thiếu lao động, nhiều công ty đã phải chia nhỏ các phần việc, đồng thời tổ chức thuê ngoài một số dịch vụ để đáp ứng yêu cầu về tiến độ và thời gian theo cam kết với khách hàng. Giải phóng sức ép về nguồn lao động cho các doanh nghiệp theo hướng gợi mở cho những người thuộc diện F1 làm việc là bám sát với thực tế sản xuất hiện nay và nhận được sự đồng thuận của các doanh nghiệp. Ngành gỗ cần sự an toàn, nhưng cũng cần sự thấu hiểu và linh hoạt từ các cơ quan quản lý nhà nước để bắt đầu cho những kế hoạch lớn trong năm 2022.
Gỗ Việt (Cẩm Lê)
- Các doanh nghiệp ngành gỗ có giá trị xuất khẩu lớn năm 2021
- Xuất khẩu đồ nội thất văn phòng giảm mạnh
- Ngành công nghiệp gỗ của Malaysia phát triển ổn định
- Xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp tăng mạnh
- Ngành công nghiệp nội thất Ý lo ngại giảm doanh thu trong thời gian tới
- Nhập khẩu gỗ lim mạnh trong tháng đầu năm 2022
- Năm 2021, thị trường đồ nội thất châu Âu đạt gần 140 tỷ Eur
- Xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Ba Lan tăng mạnh
- Khan hiếm container khiến ngành nội thất của Indonesia gặp nhiều khó khăn
- Nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ tại các thị trường lớn trên thị trường thế giới
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu